WEDO Thiết kế nhà có 2 cửa chính cần chú ý điều gì để tránh hung đón cát?

Thiết kế nhà có 2 cửa chính cần chú ý điều gì để tránh hung đón cát?

Thiết kế nhà có 2 cửa chính có tốt không, hay chỉ 1 cửa sẽ tốt hơn? Liệu rằng thiết kế này có ưu – nhược điểm ảnh hưởng như thế nào tới ngôi nhà của bạn? Các bạn có chung băn khoăn này có thể cùng Wedo tìm hiểu qua bài viết dưới đây, để từ đó có được câu trả lời chính xác cho riêng mình nhé.

Cửa chính của nhà ở ranh giới vô cùng quan trọng trong cuộc sống gia đình. Mở cửa là đối diện với thế giới bao la, rộng lớn; đóng cửa lại tạo thành thế giới nhỏ của riêng bạn, bình yên, riêng tư, thoải mái. Chính vì thế, cửa chính vừa là bộ mặt của ngôi nhà, vừa là lá chắn bảo vệ sự riêng tư của những người sinh sống trong ngôi nhà đó. 

1. Nhà có hai cửa chính có tốt không?

Trường hợp nhà có 2 cửa chính

Thiết kế nhà có 2 cửa chính
Nhà thiết kế 2 cửa chính có tốt không

Theo khoa học phong thủy, 1 ngôi nhà có 2 cửa chính là không nên. Do đó, gia chủ phải phân biệt rạch ròi đâu là cửa chính, đâu là cửa phụ. Cửa nào kích thước lớn nhất, thuận tiện đi lại, di chuyển thì đặt làm cửa chính. Các cửa cổng, cửa hậu, cửa bên… đặt làm cửa phụ. Việc xây dựng quá nhiều cửa sẽ làm cho nắng, gió ảnh hưởng vào nhà từ nhiều hướng cả tốt lẫn xấu, gây rối loạn sinh khí. Hơn nữa, có nhiều cửa dẫn đến khó khăn trong việc bảo quản an ninh, gây mất an toàn. 

Trường hợp nhà có 1 cửa chính và 1 cửa hậu

Đối với những ngôi nhà có 1 cửa chính và 1 cửa phụ thì nhất định phải bố trí sao cho phù hợp nhất. Xét về nguyên lý cơ bản của phong thủy, cửa ra vào chính là cửa đón nhận khí vào nhà. Cửa hậu thường là nơi khí sẽ thoát bớt ra ngoài giúp nguồn năng lượng lưu thông thường xuyên.

Nhà có 1 cửa chính và 1 cửa phụ
Thiết kế nhà có 1 cửa chính và 1 cửa phụ được nhiều người ưa chuộng

Đối với những ngôi nhà có 1 cửa chính và 1 cửa phụ thì nhất định phải bố trí sao cho phù hợp nhất. Xét về nguyên lý cơ bản của phong thủy, cửa ra vào chính là cửa đón nhận khí vào nhà. Cửa hậu thường là nơi khí sẽ thoát bớt ra ngoài giúp nguồn năng lượng lưu thông thường xuyên.

Để đảm bảo phong thủy cho ngôi nhà, trước hết cần phải thiết kế theo nguyên tắc hình phễu, với cửa chính được thiết kế lớn để thu hút vượng khí vào nhà, và cửa phụ nhỏ để giữ khí. Ngoài ra, cần quy định rõ với các thành viên trong gia đình về việc sử dụng cửa chính làm lối vào chủ yếu. Đồng thời, không nên thiết kế ngôi nhà với hai cửa chính thẳng hàng và thông nhau vì theo quan niệm phong thủy, điều này có thể dẫn đến sự tiêu tốn vượng khí, gây ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và tài sản của gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Nếu cửa chính thông với cửa hậu và cửa giữa (nếu có) thì tạo thành thế ba cửa thông nhau. Khí vào sẽ bị thất tán hết, chủ tiền tài không vượng, hao tổn tiền tài, không cầm giữ được tài lộc. Cửa chính và cửa hậu cũng nên tránh đặt đối diện với nhau bởi như thế khi khí đi vào sẽ lập tức thoát ra theo cửa hậu mà không có sự luân chuyển trong nhà.

nhà có 2 cửa chính
Cửa chính và cửa hậu cũng nên tránh đặt đối diện với nhau

Trong một số trường hợp, khi cửa chính không hợp phong thủy, việc mở thêm cửa hậu hợp hướng có thể là giải pháp hiệu quả để cải thiện năng lượng của ngôi nhà. Bên cạnh việc cung cấp một lối thoát dễ dàng trong trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn, cướp đột nhập hoặc nguy hiểm khác, cửa hậu cũng có thể được sử dụng như một cửa thoát hiểm. Tuy nhiên, nhiều chủ nhà đã mắc phải sai lầm khi thiết kế cả hai cửa này, dẫn đến sự tiêu tốn năng lượng tốt của ngôi nhà.

Như vậy, nhà có hai cửa chính bản thân không phải không tốt mà phụ thuộc vào cách bố trí và thiết kế của gia chủ. Trước khi thiết kế và xây dựng nhà ở, bạn phải tìm hiểu rõ và nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để nhận được sự tư vấn tốt nhất. 

Hiện nay, mọi người cũng hay dùng cửa kính dán mờ và cửa lưới chống muỗi, vừa đảm bảo yếu tố phong thủy, vừa tăng thêm tính thẩm mỹ. Không những vậy, cửa lưới còn có thể chống được cả những loại côn trùng, sâu bọ khác, bảo vệ sức khỏe. Cửa phụ nếu không dùng thường xuyên, mọi người cũng có thể đóng hẳn lại.

2. Phòng khách nhà có 2 cửa chính

phong-khach-co-2-cua-chinh
Phòng khách nhà biệt thự có 2 cửa chính 2 cánh

Trong phong thủy nhà ở, cửa chính đặc biệt quan trọng, không chỉ có tác dụng phục vụ việc ra vào mà còn giúp đón tài lộc. Do đó, nhà có 2 cửa chính hay phòng khách có 2 cửa nhà chính phải có kích thước, tỉ lệ, kiểu dáng hợp lý để mang luồng sinh khí tốt cho cả ngôi nhà. 

Thực chất, tùy thuộc vào diện tích nhà và tính chất sử dụng mà gia chủ thường bố trí nhiều vị trí cửa khác nhau. Tuy nhiên, định nghĩa nhiều cửa ở đây là sự phân biệt giữa cửa chính và cửa phụ trong nhà. Một ngôi nhà chỉ nên có 1 cửa chính và bố trí các cửa hậu, cửa bên,… Nhà có vượng khí hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào hướng và kích thước cửa chính của phòng khách. 

Không nên thiết kế phòng khách có 2 cửa chính trước sau đối diện nhau. Một điều cũng cần lưu ý là không nên đặt gương trước cửa, bởi nó sẽ cản trở các nguồn năng lượng tốt đi vào nhà. 

Việc kiêng kỵ nhà hay phòng khách có quá nhiều cửa nhà đẹp bởi dễ dẫn đến có nhiều miệng hút khí, làm cho rối loạn trường khí trong nhà. 

Nếu nhà đã có hai cửa chính thì có cách nào để giải quyết vấn đề này không?

Nếu nhà bạn đã có hai cửa chính thẳng hàng, có thể sử dụng một số giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc này đến phong thủy của ngôi nhà. Một giải pháp đơn giản là sử dụng một trong hai cửa chính làm lối vào chính, còn cửa còn lại chỉ được sử dụng như một lối vào phụ. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng màn cửa hoặc bức tường ngăn cách giữa hai cửa để giữ lại vượng khí trong ngôi nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia phong thủy để tìm các giải pháp phù hợp với ngôi nhà của mình.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn có thêm những kiến thức đầy đủ hơn để giải đáp nhà có 2 cửa chính có tốt không. Mọi tư vấn, thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ với kiến trúc sư của WEDO, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn tận tình cho các bạn với sự chuyên nghiệp và tận tâm. 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:

    Bạn ở đâu Miền BắcMiền NamMiền Trung

    Tên của bạn

    Địa chỉ Email

    Số điện thoại

    Tiêu đề

    Nội dung yêu cầu

    SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

    chủ đề liên quan
    bài viết liên quan
    fanpage zalo Call Hotline Wedo