Cầu thang là xương sống của ngôi nhà, đóng vai trò cầu nối kết nối giao thông giữa các tầng. Một chiếc cầu thang đơn giản là vậy nhưng cũng cần tuân theo những quy tắc nhất định. Sau đây là tiêu chuẩn thiết kế cầu thang nhà ở dân dụng để bạn nắm vững trước khi tiến hành khởi công công trình để đời.
MỤC LỤC
Tiêu chuẩn thiết kế kích thước cầu thang
Chiều cao cầu thang
Chiều cao cầu thang phụ thuộc vào độ cao từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên. Ở Việt Nam, quy định cho phép độ cao sàn tối đa là 3,4m, và chiều cao lý tưởng cho cầu thang thường dao động từ 3 đến 4m.
Chiều rộng cầu thang tối thiểu
Chiều rộng cầu thang được xác định dựa trên không gian tổng thể của mẫu nhà đẹp. Trong các ngôi nhà ống hoặc không gian hẹp, chiều rộng cầu thang thường là khoảng 60cm. Đối với những ngôi nhà có không gian rộng rãi hơn, chiều rộng cầu thang có thể mở rộng lên đến 90cm.
Độ dốc cầu thang theo tiêu chuẩn thiết kế
Độ dốc cầu thang được xác định bằng góc nghiêng giữa sàn và đường cầu thang đi xuống, là yếu tố quan trọng liên quan đến an toàn sử dụng. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, độ dốc hợp lý cho cầu thang nằm trong khoảng từ 18 đến 45 độ, với góc lý tưởng là từ 33 đến 36 độ. Riêng đối với cầu thang xoắn ốc, độ dốc tối ưu là 45 độ.
Số bậc cầu thang tiêu chuẩn
Số bậc cầu thang thường được xác định dựa trên yếu tố phong thủy, với con số phổ biến là khoảng 25 bậc. Nhiều người tính số bậc cầu thang dựa vào quy luật sinh – lão – bệnh – tử. Cụ thể, bậc 1 là sinh, bậc 2 là lão, bậc 3 là bệnh, và bậc 4 là tử, sau đó tiếp tục lặp lại. Theo quy luật này, nếu bậc cuối cùng rơi vào cung sinh, người ta tin rằng sẽ mang lại may mắn; nếu rơi vào các cung khác, sẽ bị coi là không may mắn.
Chiều rộng, chiều cao và gờ mặt bậc cầu thang
Các thông số về chiều rộng, chiều cao và gờ mặt bậc cầu thang có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn khi di chuyển, đặc biệt quan trọng đối với gia đình có người già và trẻ nhỏ.
- Chiều rộng bậc thang: Thông thường dao động từ 25 đến 30 cm để đảm bảo sự cân đối và thoải mái khi bước.
- Chiều cao bậc thang: Mức lý tưởng là từ 15 đến 18 cm. Nếu vượt quá 18 cm, cầu thang sẽ trở nên quá dốc và tiềm ẩn nguy hiểm.
- Gờ mặt bậc: Nên duy trì khoảng 2 cm để tránh trơn trượt và đảm bảo an toàn khi lên xuống.
Chiều cao lan can & tay vịn theo tiêu chuẩn thiết kế
Chiều cao của lan can được tính từ mặt bậc lên đến mặt phía trên của tay vịn, và thường được đề xuất nằm trong khoảng 90 – 110 cm. Tuy nhiên, gia chủ có thể điều chỉnh chiều cao này để phù hợp với phong cách kiến trúc của ngôi nhà.
Chiếu nghỉ cầu thang
Khoảng nghỉ giữa các bậc thang là không gian để các thành viên có thể dừng lại nghỉ ngơi, đặc biệt là khi cầu thang quá dài. Thông thường, mỗi khoảng 11 bậc thang sẽ có một khu vực nghỉ giữa, với chiều rộng tương đương với chiều rộng của một bậc thang, khoảng 90 cm.
Tiêu chuẩn thiết kế các loại cầu thang thông dụng
Kích thước cầu thang xoắn ốc
Cầu thang xoắn ốc là một loại cầu thang đặc biệt với thiết kế độc đáo. Thông thường, cầu thang này có độ cao của mỗi bậc thang dao động từ 15 đến 18cm, chiều rộng của cầu thang khoảng 80cm, và chiều cao của lan can thường là 90cm.
Kích thước cầu thang nhà ống
Với những ngôi nhà ống 2 tầng hẹp, kích thước của cầu thang thường phải điều chỉnh phù hợp với đặc điểm này. Gia chủ có thể cân nhắc các thông số sau:
- Chiều rộng trung bình của cầu thang dao động từ 75 đến 120cm.
- Chiều cao của mỗi bậc thang nằm trong khoảng 16 đến 19cm.
- Độ rộng trung bình của mặt bậc thường từ 24 đến 27cm.
Kích thước cầu thang chữ U và chữ L đạt tiêu chuẩn thiết kế
Đối với cầu thang kiểu chữ U và chữ L, các kích thước thường có sự tương đồng nhất định, bao gồm:
- Chiều cao trung bình của cầu thang: khoảng 3.5m.
- Chiều cao của mỗi bậc thang thường dao động từ 15 đến 18cm.
- Độ rộng của mỗi bậc thang thường từ 25 đến 30cm.
- Số lượng bậc thang thường là 17, 21 hoặc 25 theo quan niệm phong thủy.
- Chiều cao của lan can và tay vịn thường từ 90 đến 110cm.
Tiêu chuẩn thiết kế cầu thang bộ
- Số lượng và vị trí của cầu thang bộ phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn trong sử dụng và di chuyển dân cư.
- Chiều rộng thông thủy của cầu thang bộ phụ thuộc vào mục đích sử dụng cụ thể của công trình, tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy cho nhà cửa và công trình, cùng các quy định liên quan.
- Khi cầu thang thay đổi hướng, chiều rộng tối thiểu của khu vực có tay vịn và chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của vế thang. Nếu cần thiết để vận chuyển các hàng hóa lớn hơn, có thể mở rộng sao cho phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Chiều cao của một đợt thang không được nhỏ hơn 2,0 m và cần có chiếu nghỉ. Chiều dài và chiều rộng của mỗi chiếu nghỉ ít nhất phải bằng chiều rộng nhỏ nhất của vế thang.
- Chiều cao thông thủy (không tính vế thang đầu tiên ở tầng trệt) của khu vực trên và dưới chiếu nghỉ của cầu thang bộ không được nhỏ hơn 2,0 m. Chiều cao thông thủy của vế thang không được nhỏ hơn 2,2 m.
- Cầu thang bộ phải có ít nhất một bên có tay vịn nếu chiều rộng của vế thang nhỏ hơn 1,0 m. Nếu vế thang rộng hơn 1,0 m, cần có tay vịn ở cả hai bên (trừ khi một bên là tường, trong trường hợp này có thể không cần tay vịn ở bên tường). Tay vịn phải kéo dài đến hết hai bậc thang cuối cùng.
- Bậc thang phải có chiều rộng không nhỏ hơn 280 mm và chiều cao không lớn hơn 180 mm (trừ khi là bậc thang trong các cơ sở giáo dục mầm non, chiều cao của bậc không lớn hơn 120 mm).
>> Xem thêm: Tha hồ lựa chọn với những mẫu cầu thang sắt đẹp nhất năm
Hy vọng qua các tiêu chuẩn thiết kế cầu thang trên đây, bạn đã tích lũy thêm cho mình kiến thức hữu ích để ứng dụng vào công trình nhà mình. Hẹn gặp bạn trong Bản tin kế tiếp.