Mỗi loại gỗ đều có những chỉ số kỹ thuật đo lường cụ thể. Đây chính là tiêu chuẩn chất lượng gỗ để đánh giá sản phẩm thuộc phân khúc cao hay thấp. Mời Quý độc giả đón đọc thông tin hữu ích trong bài viiết sau đây.
MỤC LỤC
Tiêu chuẩn chất lượng gỗ là gì?
Tiêu chuẩn gỗ là tập hợp các quy tắc và tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng và sự phù hợp của gỗ trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng nhà ống 3 tầng và thương mại. Trên toàn thế giới, có nhiều tiêu chuẩn khác nhau, nhưng một số tiêu chuẩn quan trọng bao gồm:
- Tiêu chuẩn chất lượng gỗ: Quy định các yêu cầu về đặc tính vật lý và hóa học của gỗ, bao gồm độ ẩm, mật độ, độ bền, độ cứng và khả năng chống mục nát.
- Tiêu chuẩn môi trường: Đánh giá sự bền vững và tác động môi trường của quá trình khai thác và sử dụng gỗ, bao gồm các quy định về khai thác rừng bền vững và sử dụng gỗ tái chế.
- Tiêu chuẩn xử lý gỗ: Đề ra các yêu cầu về quy trình chế biến gỗ, từ việc tạo hình, tấm bảo vệ đến xử lý côn trùng.
- Tiêu chuẩn kích thước và hình dạng: Định nghĩa kích thước và hình dạng tiêu chuẩn cho các sản phẩm gỗ như ván ép, gỗ xẻ, ván ghép và cốt thép gỗ.
- Tiêu chuẩn an toàn: Đề ra các yêu cầu về an toàn lao động và sử dụng gỗ, bao gồm bảo vệ cá nhân, xử lý hóa chất và quy trình làm việc an toàn.
Mục tiêu chính của các tiêu chuẩn gỗ là đảm bảo rằng gỗ được sản xuất và sử dụng bền vững, đạt chất lượng cao. Điều này bao gồm khai thác gỗ một cách bền vững, không gây hại cho môi trường và tuân thủ các quy định về bảo vệ tự nhiên. Tiêu chuẩn cũng xác định các yêu cầu về đặc tính vật lý, hóa học và cấu trúc của gỗ, đảm bảo rằng sản phẩm gỗ đáp ứng được các tiêu chí về độ bền và an toàn. Tuân thủ các tiêu chuẩn này, người tiêu dùng có thể tin tưởng vào nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm gỗ, góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự bền vững trong ngành công nghiệp gỗ toàn cầu.
Tiêu chuẩn gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được tạo ra từ bột gỗ tự nhiên kết hợp với các loại keo dính. Loại gỗ này có khả năng chống thấm tốt, độ bền khá cao và giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, có thể sử dụng loại keo chất lượng kém chứa hàm lượng formaldehyde cao, gây nguy hiểm đến sức khỏe người dùng, thậm chí có thể gây ung thư. Do đó, các tiêu chuẩn chất lượng gỗ công nghiệp được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Các cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm định chất lượng gỗ dựa trên các tiêu chí cụ thể. Một số tiêu chuẩn gỗ phổ biến và quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam hiện nay bao gồm:
- E2: Viết tắt của “European E2 emission standard” – Tiêu chuẩn khí thải E2 Châu Âu. Nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Châu Á có tiêu chuẩn E2 hoặc kém hơn.
- E1: “European E1 emission standard” – Tiêu chuẩn khí thải E1 châu Âu.
- E0: “European E0 emission standard” – Tiêu chuẩn khí thải E0 châu Âu.
- Carb – P1: “California Air Resources Board Phase 1” – Tiêu chuẩn khí thải Giai đoạn 1 của Ủy ban Tài nguyên Không khí California.
- Carb – P2: “California Air Resources Board Phase 2” – Tiêu chuẩn khí thải Giai đoạn 2 của Ủy ban Tài nguyên Không khí California.
- F: Tiêu chuẩn khí thải F-Star2 của Nhật.
- F: Tiêu chuẩn khí thải F-Star3 của Nhật.
Đơn vị đo mật độ khí thải là ppm (parts per million), tương đương với một phần triệu (1ppm = 0,0000001). Một số thuật ngữ khác liên quan đến gỗ công nghiệp bao gồm:
- PW: Viết tắt của “Plywood” – Gỗ ván ép.
- MDF: Gỗ MDF mật độ ván sợi trung bình.
Tiêu chuẩn nội thất gỗ công nghiệp được phân loại theo từng cấp độ cụ thể như sau:
- Cấp độ E0/F*:** Giới hạn nồng độ phát thải formaldehyde là 0.07ppm. Các quốc gia áp dụng tiêu chuẩn này bao gồm Nhật Bản, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, và khu vực Tây Á. Loại gỗ áp dụng bao gồm gỗ PW và MDF.
- Cấp độ E1/F*:** Giới hạn nồng độ phát thải formaldehyde đối với gỗ PW là 0.14ppm và gỗ MDF là 0.10ppm. Các quốc gia tuân theo tiêu chuẩn này là Nhật Bản, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, và khu vực Tây Á.
- Cấp độ E2: Giới hạn nồng độ phát thải formaldehyde là 0.38ppm áp dụng cho cả gỗ PW và MDF. Các quốc gia sử dụng tiêu chuẩn này chủ yếu ở Đông Nam Á và Bắc Phi.
- Cấp độ Carb – P1: Giới hạn nồng độ phát thải formaldehyde đối với gỗ HW là 0.18ppm và đối với gỗ MDF là 0.21ppm. Tiêu chuẩn này được áp dụng ở Mỹ, Canada và khu vực Châu Âu.
- Cấp độ Carb – P2: Giới hạn nồng độ phát thải formaldehyde đối với gỗ HW là 0.05ppm và đối với gỗ MDF là 0.11ppm. Các quốc gia áp dụng tiêu chuẩn này cũng bao gồm Mỹ, Canada và khu vực Châu Âu.
Ngoài ra, tiêu chuẩn gỗ công nghiệp còn bao gồm các phương pháp kiểm tra chi tiết tùy theo từng loại gỗ. Theo các chỉ số, gỗ E0 là an toàn nhất cho sức khỏe, tiếp theo là E1 và E2.
Kiểm tra các chỉ số theo tiêu chuẩn E0, E1, E2
Để kiểm tra các chỉ số theo tiêu chuẩn E0, E1, E2, cần dựa trên đánh giá chuyên môn, vì người tiêu dùng khó có thể tự mình xác định sản phẩm gỗ có đạt tiêu chuẩn hay không. Sử dụng gỗ không đảm bảo chất lượng có thể gây hại cho sức khỏe với các biểu hiện như:
- Hít thở không khí chứa formaldehyde trên 0,1 mg/kg có thể gây kích ứng mắt, mũi, miệng, dẫn đến chảy nước mắt, đau đầu, khó thở.
- Mắt thường xuyên đỏ, chảy nước mắt, cay mắt.
- Dị ứng và chảy nước mũi.
- Viêm da dị ứng, nổi mề đay.
- Viêm đường hô hấp, viêm phế quản.
- Rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu, buồn nôn.
Nếu gặp các triệu chứng trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và kiểm tra lại các đồ dùng gỗ trong nhà để đảm bảo an toàn. Khi chọn mua sản phẩm gỗ, bạn không thể tự kiểm tra tiêu chuẩn gỗ, do đó, hãy chọn những nơi cung cấp nội thất uy tín, có giấy chứng nhận an toàn để hạn chế việc mua phải gỗ không đạt chất lượng.
Tiêu chuẩn chất lượng gỗ tự nhiên
Đối với gỗ tự nhiên, việc đánh giá chất lượng không dựa vào nồng độ formaldehyde mà chủ yếu dựa vào quy cách và chất lượng của gỗ.
Đầu tiên, gỗ cần đạt các tiêu chuẩn sau:
- Mắt gỗ: Số lượng mắt sống có đường kính nhỏ hơn 20mm được phép từ 2-5 mắt tùy theo lớp sơn phủ bên ngoài hay mặt ngoài. Mắt có đường kính từ 20-30mm được phép có 3 mắt dưới lớp sơn. Với mắt chết, long, thối, hay nứt, số mắt cho phép nhìn thấy trước là 2 đối với đường kính dưới 10mm, và từ 1-2 mắt với đường kính từ 20-30mm.
- Vết nứt dọc: Chiều dài vết nứt không được quá 1/4 chiều dài của chi tiết gỗ, chiều rộng không quá 1mm.
- Độ cong ván gỗ: Phải đảm bảo độ cong không quá mức 2.
- Vết xước: Chiều dài không quá 50mm, chiều rộng và sâu không quá 1mm, và số lượng vết xước trên mỗi mét vuông không vượt quá mức quy định.
Các tiêu chí khác bao gồm: Độ xiên thớ gỗ, sự hiện diện của dác, biến màu, vẹt đầu, khuyết cạnh, và độ hở của các mối ghép mộng.
Ngoài ra, để đánh giá tiêu chuẩn gỗ tự nhiên, người ta còn chú ý đến độ bền, tính ổn định và khả năng biến dạng của gỗ. Những tiêu chí này phải dựa trên chất liệu cụ thể và các sản phẩm gỗ nội thất khác nhau.
Như vậy, tiêu chuẩn chất lượng gỗ là một trong những yếu tố rất quan trọng để đánh giá được gỗ có tốt hay không, từ đó lựa chọn được sản phẩm như ý cho nhà đẹp. Quý độc giả đừng quên cập nhật website của WEDO thường xuyên để không bỏ lỡ những kiến thức thú vị nhé!