WEDO Tại sao doanh nghiệp hào hứng với nhà xưởng cao tầng?

Tại sao doanh nghiệp hào hứng với nhà xưởng cao tầng?

Quỹ đất xây dựng và sử dụng cho công nghiệp ngày càng bị thu nhỏ, với những doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn thì mặt  bằng rộng là yêu cầu thiết yếu. Giải pháp mới được đưa ra trong những năm gần đây chính là sự ra đời của nhà xưởng cao tầng.

Nhà xưởng cao tầng tại sao được xem là giải pháp hóa giải không gian mặt bằng cho doanh nghiệp? Thiết kế thi công nhà xưởng cao tầng trải qua những công đoạn nào?

MỤC LỤC

Lý do nhà xưởng cao tầng trở thành lựa chọn phổ biến

Việc xây dựng hoặc thuê nhà xưởng cao tầng để sử dụng đang được  nhiều doanh nghiệp triển khai. Trên thương trường, sự tồn tại của hàng nghìn doanh nghiệp tạo ra gánh nặng mặt bằng cho nhà nước. Nhưng với sự xuất hiện của giải pháp mang tên “nhà xưởng cao tầng”, khó khăn đã được giải quyết.

Nhà xưởng cao tầng
Nhà xưởng cao tầng tối ưu hóa quỹ đất xây dựng

Tiết kiệm diện tích

Sản xuất công nghiệp vốn có tính dây chuyền và sử dụng nhiều máy móc, kéo theo đó là các doanh nghiệp phải tìm quỹ đất rộng để xây dựng nhà xưởng. Tuy nhiên quỹ đất có hạn, không thể xây dựng dàn trải thấp tầng theo quy mô dự kiến sản xuất của  doanh nghiệp.

Nhà xưởng cao tầng ra đời được xem là giải pháp lựa chọn thông minh và hóa giải bài toán, bởi diện tích sử dụng được mở rộng theo chiều cao, cho nên doanh nghiệp có thể tận dụng quỹ đất mặt sàn nhỏ, được mở rộng theo số tầng, đáp ứng tối đa nhu cầu sản xuất của mình.

Tiết kiệm chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian hoàn thiện mặt bằng

Trong kinh doanh sản xuất, tối ưu hóa chi phí đầu tư cùng rút ngắn thời gian xây dựng mặt bằng để ổn định hoạt động sản xuất có ý nghĩa chiến lược trong cuộc chạy đua thị trường.

Nhà xưởng cao tầng
Tiết kiệm chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian hoàn thiện mặt bằng là ưu điểm lớn của nhà xưởng cao tầng

Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đầu tư xây dựng nhà xưởng cao tầng để phục vụ hoạt động của doanh nghiệp. Diện tích xây dựng không cần phải quá rộng, mà có thể mở rộng theo chiều cao, với kết cấu cấu kiện thép từng tầng. Biện pháp thi công đơn giản, đảm bảo chất lượng, mở rộng không gian, đem đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.

Hoặc doanh nghiệp cũng có thể thuê kho xưởng, nếu sử dụng nhà xưởng cao tầng, thì giá thuê sẽ thấp hơn nhà xưởng 1 tầng. Hơn nữa  có thể tập trung nơi khu sản xuất, khối văn phòng, kho xưởng tập trung, tiết kiệm thời gian đi lại và di chuyển cho doanh nghiệp.

Tạo cơ sở hạ tầng hiện đại

Với thiết kế nhà xưởng cao tầng, toàn bộ nhà xưởng được trang bị thang máy di chuyển, thang vận chuyển hàng hóa; hệ thống tủ điện tiên tiến; hệ thống PCCC tự động; hệ thống viễn thông, hạ tầng băng thông rộng; nguồn cấp nước, cấp khí ga công nghiệp tại chỗ; hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A; khu nhà để xe riêng và hệ thống căng tin hiện đại. Tất cả đều phục vụ cho mục tiêu tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có thêm một lựa chọn tân tiến để giải quyết bài toán nhà xưởng.

Những lợi ích ít người biết về nhà xưởng cao tầng

Linh hoạt với xu hướng phát triển bền vững

Nhà xưởng cao tầng đang trở thành lựa chọn hấp dẫn khi doanh nghiệp hướng đến mục tiêu giảm thiểu phát thải và tận dụng không gian xanh. Thiết kế tầng mái rộng rãi, dễ dàng lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời, vườn mái hay hệ thống thu nước mưa. Đây là bước tiến quan trọng giúp nhà xưởng cao tầng đạt các tiêu chuẩn công trình xanh, tiết kiệm chi phí điện năng và tạo hình ảnh doanh nghiệp thân thiện với môi trường.

lợi ích của Nhà xưởng cao tầng
Nhà xưởng cao tầng đang trở thành lựa chọn hấp dẫn khi doanh nghiệp hướng đến mục tiêu giảm thiểu phát thải và tận dụng không gian xanh

Kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong cùng không gian

Khác với mô hình nhà xưởng truyền thống, nhà xưởng cao tầng cho phép nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ hạ tầng và dịch vụ chung như bãi đỗ xe, căng tin, trung tâm logistic nội bộ. Mô hình này mở ra cơ hội giao thương trực tiếp giữa các đối tác, giảm chi phí vận hành và rút ngắn chuỗi cung ứng. Việc hình thành cộng đồng doanh nghiệp ngay trong cùng tòa nhà góp phần thúc đẩy sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng mạng lưới đối tác.

Đòn bẩy cho công nghệ thông minh và tự động hoá

Không gian nhà xưởng cao tầng hiện đại thường được tích hợp các giải pháp IoT, hệ thống quản lý toà nhà (BMS) và các cảm biến theo dõi năng lượng, an toàn phòng cháy chữa cháy. Việc áp dụng công nghệ quản lý tập trung giúp doanh nghiệp dễ dàng giám sát hoạt động sản xuất, tối ưu hoá quy trình và kịp thời nâng cấp hạ tầng khi có nhu cầu mở rộng. Đây là yếu tố then chốt giúp nhà xưởng cao tầng đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp 4.0.

Những thách thức khi phát triển nhà xưởng cao tầng

Kết cấu kỹ thuật đòi hỏi tiêu chuẩn cao

Nhà xưởng cao tầng không chỉ khác biệt về số tầng mà còn yêu cầu nền móng, khung chịu lực và hệ sàn có độ ổn định vượt trội. Các công ty thiết kế nhà xưởng phải tính toán tải trọng động, tải trọng tĩnh, cũng như các yếu tố rung lắc khi vận hành máy móc hạng nặng. Ngoài ra, việc thi công kết cấu thép, bê tông cốt thép cho các tầng trên cao cũng phát sinh chi phí lớn hơn so với nhà xưởng một tầng truyền thống.

Vận chuyển và tổ chức sản xuất phức tạp

Một trong những điểm doanh nghiệp thường cân nhắc khi lựa chọn mô hình nhà xưởng cao tầng là bài toán luân chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm giữa các tầng. Nếu không quy hoạch hợp lý hệ thống thang máy chở hàng, băng tải và lối giao thông nội bộ, doanh nghiệp dễ gặp tình trạng ách tắc sản xuất, phát sinh chi phí vận hành và thời gian chờ đợi. Vì vậy, thiết kế mặt bằng và quy trình sản xuất cần được tối ưu ngay từ giai đoạn đầu.

Đòi hỏi nghiêm ngặt về PCCC và an toàn lao động

Nhà xưởng nhiều tầng buộc phải tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy chặt chẽ hơn. Hệ thống báo cháy tự động, lối thoát hiểm, thang thoát hiểm và thiết bị cứu hỏa phải được đầu tư đồng bộ, đảm bảo tính sẵn sàng trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, việc giám sát an toàn lao động cũng trở nên phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp thường xuyên huấn luyện công nhân, rà soát quy trình để hạn chế rủi ro cho người và tài sản.

Các mô hình nhà xưởng cao tầng phổ biến hiện nay

Nhà xưởng công nghiệp cao tầng hiện nay phổ biến với 2 mô hình chính:

Nhà xưởng cao tầng
Mô hình nhà xưởng 3 tầng liền kề

Thứ nhất: mô hình nhà xưởng cao tầng có nhiều tầng. Mô hình này thường là mô hình nhà xưởng cao tầng cho thuê, doanh nghiệp có thể lựa chọn thuê riêng 1 tầng để đặt nhà xưởng.

Thứ hai: mô hình nhà xưởng liền kề hai tầng đến 3 tầng. Gồm có một tầng trệt và 1, đến 2 tầng lầu. Doanh nghiệp có thể đầu sư xây dựng xưởng hoặc thuê nguyên xưởng này.

Quy trình thiết kế nhà xưởng cao tầng

Để có hồ sơ xây nhà xưởng cao tầng chất lượng cần phải có quá trình tính toán bố cục kỹ càng và chuyên nghiệp.

Về cơ bản, thiết kế nhà xưởng sẽ bao gồm 2 bước căn bản:

Thiết kế cơ sở

Thiết kế cơ sở bao gồm thuyết minh thiết kế và hồ sơ kỹ thuật thi công nhà xưởng.

– Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung cơ bản như:

  • Tóm tắt địa điểm xây dựng, tổng mặt bằng, vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình
  • Phương án thiết kế cơ sở của nhà xưởng theo quy hoạch
  • Kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án với hạ tầng kỹ thuật của khu vực bên ngoài nhà xưởng
  • Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công  trình nhà xưởng
  • Phương án bảo vệ môi trường, phòng chữa cháy theo quy định
Nhà xưởng cao tầng
Bản vẽ thiết kế kỹ thuật nhà xưởng cao tầng

– Phần bản vẽ thiết kế kỹ thuật cơ sở bao gồm:

  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể công trình hoặc bản vẽ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến.
  • Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ của mỗi xưởng
  • Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu thiết kế kiến trúc
  • Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình

Thiết kế bản vẽ thi công

Vẫn gồm thuyết minh nhưng các bản vẽ thiết kế được chi tiết và hiện thực hóa hơn, dựa trên các tài liệu khảo sát, dự toán. Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

3 lưu ý khi thiết kế nhà xưởng cao tầng

  • Thứ nhất: bố trí tổng mặt bằng phù hợp với sơ đồ công nghệ hiện tại và kế hoạch mở rộng của chủ đầu tư hoặc phân kỳ dự án.
  • Thứ hai: Am hiểu vật tư và lựa chọn phù hợp với từng đặc điểm của nhà xưởng đẻ sản xuất
  • Thứ ba: Luôn thực hiện tính toán nhiều sơ đồ tính, chọn ra phương án hợp lý nhất về tiết kiệm và phù hợp với nhu cầy sử dụng thiết kế xưởng.
Nhà xưởng cao tầng
Quy trình xây dựng nhà xưởng có nhiều bước

Quy trình xây dựng nhà xưởng cao tầng khung thép

Thi công nền móng

  • Thi công nền móng với các công việc:
  • San lấp đất nền
  • Định vị tim trục
  • Đào móng hàng rào
  • Thi cong móng và đà kiềng
  • Lu lèn đất nền
  • Lu bền đá
  • Thi công nền xưởng

Thi công khung thép

Hiện nay, phần khung nhà xưởng thường được thi công bằng khung thép. Các khung thép này sẽ được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng rồi mới được dùng để lắp ghép cho nhà xưởng. Cách lắp ghép khung thép như sau:

  • Lắp dựng khung thép: Các bộ phận của khu thép sẽ được kết nối với nhau bằng bu lông. Vì khung thép rất to và nặng nên phải dùng cẩu nâng để lắp ghép.
  • Lắp xà gồ và cáp giằng: Hệ thống giằng sẽ cố định ngoài mặt phẳng khung. Hệ xà gồ có công dụng tăng cường tính ổn định của khung thép và nâng đỡ tấm lợp.

Thi công vỏ bao che

Vỏ bao che gồm có tường gạch; mái tôn;… các bước tiền hành gồm:

  • Xây tường bao
  • Lợp mái tôn hoặc loại vật liệu khác theo yêu cầu của thiết kế

Thi công hạ tầng

Hạ tầng nhà xưởng rất quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều đến sự vận hành về sau. Các hạ tầng cơ bản cho nhà xưởng sẽ bao gồm: đường giao thông; ống cấp thoát nước;…. Các công việc cần làm là: lắp đặt ống nước; lu nền đường; lu đá nền đường; bảo dưỡng bê tông nền đường và cắt ron chống nứt.

Thi công hệ thống kỹ thuật

Khi thi công nhà xưởng thì hệ thống kỹ thuật là phần không thể bỏ qua. Hệ thống này sẽ bao gồm các hệ thống như: phòng cháy chữa cháy; thông tin liên lạc; điện nước; hệ thống kỹ thuật phục vụ sản xuất;…

Hoàn thiện

Đây là khâu cuối cùng trong quá trình thi công nhà xưởng. Ở bước này cần phải làm các việc sau:

  • Kẻ vạch: giúp phân làn giao thông, hàng hóa trong xưởng
  • Đóng trần thạch cho khu nhà văn phòng
  • Trang trí khu vực xung quanh nhà xưởng như trồng cây xanh, hoa cỏ
  • Tiến hành vệ sinh toàn bộ nhà xưởng trước khi bàn giao

Để thi công nhà xưởng cao tầng cũng như nhà xưởng thấp tầng được thuận lợi thì doanh nghiệp và đơn vị cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Từ những vấn đề cần xem xét trước khi thi công như gia thi công; bản thiết kế công trình cho đến các công tác khác trong khi thi công. Chính vì thế, doanh nghiệp cũng như nhà thầu cần có những tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo được chất lượng công trình với chi

quy trình xây dựng Nhà xưởng cao tầng
Để thi công nhà xưởng cao tầng cũng như nhà xưởng thấp tầng được thuận lợi thì doanh nghiệp và đơn vị cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ

Biện pháp thi công nhà xưởng cao tầng

Tuỳ theo vật liệu công trình có thể bằng bê tông cốt thép hay bằng thép; tuỳ theo mức độ phải chuyển giao từng phần cho sản xuất; tuỳ theo sơ đồ kết cấu chịu lực của nhà mà ta có nhiều phương pháp thi công nhà xưởng cao tầng, lắp ghép khác nhau.
Thông thường có hai biện pháp lắp như sau:

Lắp từng tầng 1:

– Biện pháp lắp ghép xong từng tầng một áp dụng cho các kết cấu bê tông cốt thép đúc sẵn, vì sau khi đặt các kết cấu đó vào đúng vị trí còn phải chèn gắn mối nối, khi các mối nối tầng dưới đạt cường độ cho phép mới được lắp ghép tầng trên.

Lắp từng đoạn công trình lên suốt chiều cao:

– Lắp ghép các kết cấu nhà xưởng nhiều tầng tiến hành theo chiều cao thì số lần di chuyển của cần trục giảm đi nhiều.
– Biện pháp lắp ghép theo từng đoạn công trình, áp dụng cho nhà kết cấu thép (mối nối khô)
– Tuỳ theo chiều cao, chiều rộng của khu nhà nhiều tầng, tùy theo loại máy móc thiết bị mà có thể cho cần trục đứng ở một bên nhà để lắp, hoặc đứng hai bên, hoặc đứng trên sàn tầng để lắp, hay dùng cần trục tháp leo theo các ô lồng cầu thang để lắp.

Lời khuyên cho doanh nghiệp muốn thuê hoặc đầu tư nhà xưởng cao tầng

Xác định quy mô, chi phí và ngành nghề phù hợp

Trước khi quyết định thuê hoặc đầu tư nhà xưởng cao tầng, doanh nghiệp cần đánh giá kỹ quy mô sản xuất hiện tại và tiềm năng mở rộng trong tương lai. Mô hình này đặc biệt phù hợp với các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, ít phát thải và yêu cầu dây chuyền tự động hoá. Về chi phí, so với nhà xưởng truyền thống, chi phí thuê theo mét vuông có thể cao hơn nhưng lại tối ưu hoá được quỹ đất khan hiếm, nhất là tại các thành phố lớn. Do đó, doanh nghiệp nên tính toán bài toán chi phí tổng thể để tránh phát sinh ngoài dự kiến.

Tiêu chí lựa chọn vị trí và chủ đầu tư uy tín

Vị trí xây dựng nhà xưởng cao tầng thường gắn liền với các khu công nghiệp gần trung tâm logistic, thuận tiện giao thông và dễ tuyển dụng nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh vị trí, lựa chọn chủ đầu tư uy tín là yếu tố then chốt để đảm bảo tiến độ xây dựng, hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh và các dịch vụ quản lý chuyên nghiệp. Doanh nghiệp nên ưu tiên những đơn vị phát triển khu công nghiệp có kinh nghiệm triển khai mô hình nhà xưởng đa tầng, minh bạch pháp lý và cam kết đồng hành lâu dài.

lưu ý khi chọn Nhà xưởng cao tầng
Vị trí xây dựng nhà xưởng cao tầng thường gắn liền với các khu công nghiệp gần trung tâm logistic, thuận tiện giao thông và dễ tuyển dụng nhân lực chất lượng cao

>>> Xem thêm: Thiết kế nhà xưởng sản xuất: Quy trình, báo giá & mẫu đẹp [2025]

https://wedo.vn/lien-he-wedo/

Chú trọng quy chuẩn PCCC và quy trình vận hành

Với kết cấu nhiều tầng, an toàn cháy nổ là vấn đề đặc biệt quan trọng. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn PCCC hiện hành, yêu cầu hệ thống thoát hiểm, thang máy chở hàng và lối thoát an toàn phải đạt chuẩn. Ngoài ra, quy trình vận hành cũng cần rõ ràng để tránh gián đoạn sản xuất khi bố trí dây chuyền trên nhiều tầng khác nhau. Việc đầu tư hệ thống quản lý thông minh và bảo trì định kỳ sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo khai thác tối đa lợi ích mà nhà xưởng cao tầng mang lại.

Với những tính ưu việt trong thiết kế, thi công, tối ưu hóa quỹ đất, nhà xưởng cao tầng là lựa chọn số 1 cho nhiều doanh nghiệp lớn và vừa. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết theo từng dự án.

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:

    Bạn ở đâu Miền BắcMiền NamMiền Trung

    Tên của bạn

    Địa chỉ Email

    Số điện thoại

    Tiêu đề

    Nội dung yêu cầu

    SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

    chủ đề liên quan
    bài viết liên quan
    fanpage zalo Call Hotline Wedo