WEDO Kiến trúc Pháp và sự giao thoa Âu – Á hiện đại

Kiến trúc Pháp và sự giao thoa Âu – Á hiện đại

Xét về góc độ lịch sử, những tháng năm xâm lược của thực dân Pháp, mang đến bao đau thương, mất mát cho dân tộc. Xét về mặt kiến trúc nghệ thuật, kiến trúc Pháp đã đem đến những giá trị thẩm mĩ trường tồn, tạo nên sự bứt phá và tiếp biến khá mạnh mẽ ở Việt Nam từ xưa cho đến nay.

Kiến trúc Pháp là gì, xuất hiện và du nhập vào Việt Nam trong giai đoạn nào? Có những đặc trưng nào để nhận diện? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong phạm vi bài viết ngắn này nhé.

Lịch sử kiến trúc Pháp ảnh hưởng đến Việt Nam

Kiến trúc Pháp tại Việt Nam được khơi nguồn từ cuối thể kỷ XIX, khi mà Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Để đặt nền móng cai trị, thuần hóa người Việt, Pháp tiến hành thể hiện chủ quyền đô hộ trên nhiều mặt từ Văn hóa, Giáo dục, kiến trúc cho đến nghệ thuật… Nhiều công trình mang dấu ấn Pháp được xây dựng. Bước đầu kiến trúc pháp chủ yếu tập trung ở những công trình dành cho quân sự, công trình công cộng.

kien-truc-phap-1
Kiến trúc Pháp có ảnh hưởng khá nhiều đến kiến trúc Việt Nam

Quá trình đô hộ kéo dài từ 1858 đến 1954, thức dân Pháp đã có quá trình thuần hòa, ảnh hưởng không nhỏ đến kiến trúc người Việt. Không thể phủ nhận những tinh hoa kiến trúc Pháp đem lại, được tiếp nhận và tiếp biến bởi trí tuệ người Việt, tạo nên sự giao thoa của 2 nền văn hóa là phương Đông và phương Tây.

Kiến trúc Pháp chia thành nhiều giai đoạn, có sự cách tân dần theo thời gian, những sự cách tân này đều để phù hợp với nhu cầu sử dụng và thị hiếu thẩm mĩ của người Việt.

Các phong cách kiến trúc Pháp có sự phân hóa theo thời gian

Kiến trúc Pháp cổ ảnh hưởng đến kiến trúc Việt có sự phân hóa theo các phong cách thiết kế. Cụ thể như sau:

Phong cách kiến trúc tiền thực dân

Kiến trúc tiền thực dân bắt đầu hình thành từ khi nhượng địa với những ngôi nhà làm việc, nhà ở cho sĩ quan và binh lính Pháp. Với mong muốn có được những không gian phù hợp để tránh được cái nóng oi ả của mùa hè. Các sĩ quan công binh Pháp nghĩ ra một hình thức kiến trúc phù hợp với khí hậu nhiệt đới thô sơ là thiết kế các hành lang rộng bao lấy không gian chính.

kien-truc-phap-tien-thuc-dan
Phong cách kiến trúc tiền thực dân

Kiến trúc tiền thực dân thường xây dựng mặt bằng công trình hình chữ nhật, hành lang rộng chạy xung quanh, nhà thường có 2 tầng. Mái dốc lợp ngói hoặc tôn, tường chắn mái xây gạch dùng để trang trí mặt tiền có hình thức trang trí đơn giản. Hành lang quanh nhà được tạo các đường cong hình cung hoặc bán cầu có khóa vòm.

Một số công trình tiêu biểu cho phong cách này như: Bảo tàng lịch sử quân sự, tòa thị chính

Phong cách kiến trúc địa phương Pháp

Từ những năm 1900 một lượng khá lớn người Pháp tới Hà Nội làm việc và sinh sống. Do đó những hoài niệm về quê hướng, đất nước họ sinh sống được gửi gắm qua những công trình kiến trúc tại Việt Nam. Một loạt trường học, biệt thự cho người Pháp được xây dựng theo phong cách kiến trúc địa phương Pháp.

kien-truc-dia-phuong-phap
Phong cách kiến trúc địa phương pháp

Đặc điểm của những công trình này là có mái có độ dốc lớn. Hệ con sơn gỗ đỡ phần mái nhô ra khỏi tường khắc công phu. So với những công trình nguyên bản ở bên Pháp, thì những công trình mang phong cách kiến trúc địa phương Pháp đã có sự giản lược đơn giản hơn rất nhiều.

Một số công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc này như: trường nữ học Pháp, Petit Lycee, biệt thự tại khu ngoại giao đoàn

Phong cách kiến trúc Tân cổ điển

Phong cách thiết kế biệt thự Tân cổ điển được áp dụng trong các công trình nhà ở dân dụng. Đây là phong cách đặc trưng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiến trúc Việt và được đón nhận, tiếp biến một cách tinh tế cho phù hợp với điều kiện thực tế. Phong cách này lược bỏ phần nhiều các chi tiết cầu kỳ, phức tạp, nhấn mạnh vào hình khối và kiểu dáng, chú trọng đến sự thanh thoát và nhẹ nhàng.

kien-truc-tan-co-dien-phap
Phong cách kiến trúc Tân cổ điển Pháp

Một số công trình từ thời Pháp thuộc như: Phủ toàn quyền, Nhà hát lớn, Tòa án chín phủ, nhà khách chính phủ

Phong cách kiến trúc Art Deco

Phong cách này ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lối kiến trúc được ứng dụng trong thiết kế nhiều công trình ở Hà Nội. Phong cách này phát triển ở Hà Nội những năm 1920, phát triển mạnh mẽ vào những năm 1930. Đặc trưng của phong cách này là sử dụng những hình khối kinh điển, các khối vuông, chữ nhật kết hợp với các khối bán trụ. Họa tiết trang trí bằng thép uốn hoặc đắp nổi bằng xi măng, thạch cao.

kien-truc-art-deco-phap
Kiến trúc Art Deco

Một số công trình mang đặc trưng của phong cách này như: Ngân hàng Đông Dương, nhà in IDEO, Bưu điện VNPT Hà Nội ở Đinh Lễ, …

Phong cách kiến trúc Đông Dương

Phong cách kiến trúc Đông Dương là những công trình có cấu trúc mặt bằng, hình khối hoàn toàn theo kiểu Pháp thịnh hành lúc bấy giờ. Nhưng đã có sự tìm tòi, sáng tạo, biến đổi về mặt không gian và cấu tạo kiến trúc. Từ đó tạo ra những công trình có khả năng thích nghi với các yếu tố điều kiện bản địa.

kien-truc-dong-duong-phap
Phong cách kiến trúc Đông Dương

Phong cách này ưa chuộng những hình thức và chi tiết kiến trúc truyền thống Việt Nam, Khmer trong việc tạo nên các bộ mái, ô văng che cửa. Sử dụng nhiều thức cột, mái, hệ thống cửa lấy sáng và thông gió tự nhiên.

Một số công trình tiêu biểu đó là: tòa nhà chính đại học Đông Dương, Sở tài chính, Bảo tàng Louis, Viện Pasteur

Phong cách kiến trúc Neo – Gothic

Phong cách kiến trúc này thể hiện rõ nét trong kiến trúc nhà thờ. Đặc điểm kiến trúc đặc trưng là tổ chức mặt bằng theo hình chữ thập, mặt đứng ba nhịp, nhịp giữa là lối vào chính, phía trên có cửa sổ hoa hồng, hai bên là các lối vào phụ với phía trên là tháp chuông.

kien-truc-neo-gothic
Phong cách kiến trúc gothic

Một số công trình được xây dựng theo phong cách này như là nhà thờ ở Hoàng Mai, nhà thờ Láng Tám

Phong cách kiến trúc Pháp – Hoa

Kiến trúc Pháp – Hoa thể hiện chủ yếu ở các dinh và biệt thự. Đặc trưng của phong cách này thường chỉ có vườn trước lớn, bố trí non bộ. Mái dốc lợp ngói, ngói tráng men, bốn góc uốn cong và được trang trí khá cầu kỳ.

kien-truc-phap-hoa
Kiến trúc Pháp Hoa

Một số công trình mang rõ nét  phong cách kiến trúc này như: dinh Tổng đốc Hoàng Diệu, dinh thự số 26 Phan Bội Châu, nhà hàng Thủy Tạ

Phong cách kiến trúc Pháp có ảnh hưởng mạnh nhất, dài nhất, phù hợp nhất với thị hiếu của người Việt chính là kiến trúc Tân cổ điển.  Kiến trúc pháp Tân cổ điển ngày càng tinh tế, sang trọng, được ứng dụng nhiều trong thiết kế biệt thự, nhà phố.

Những đặc trưng của kiến trúc Pháp hiện đại tại Việt Nam

Sự hấp dẫn, tính uyển chuyển, vẻ đẹp thẩm mĩ cao là những mĩ từ dành riêng cho công trình kiến trúc Pháp. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những đặc trưng cơ bản của phong cách này như sau:

Sử dụng cột chắc chắn, hoa văn trang trí đẹp mắt

Những mẫu thiết kế kiến trúc Pháp đều sử dựng thức cột Ionic, không chỉ có tính chất chắc chắn, chống chọi kết cấu chịu lực cho không gian ngôi nhà. Phần cột có phần đế và phần bệ đỡ cột nằm giữa thân cột và đế cột. Đầu cột Ionic có đặc điểm đặc biệt, bao gồm hai vòng cuốn tròn xoắn ốc được gắn trên đầu cột, đầu cột trang trí thêm gờ chỉ để tạo sự mềm mại uốn lượn uyển chuyển.

kien-truc-phap-2
Kiến trúc Pháp với thức cột độc đáo

Đầu cột được trang trí nhẹ nhàng với hoa văn có họa tiết, khắc chìm hoặc mờ ảo. Chính những họa tiết được chọn lọc kỹ càng trên đầu cột và phần chân cũng như thân cột, đã và đang mang đến một sức cuốn hút, sang trọng, vững chắc và tinh tế cho những công trình kiến trúc  Pháp.

Ngoại thất được trang trí cầu kỳ và chỉn chu

Ngoại thất là không gian bao quát bên ngoài của ngôi nhà, toát lên những nét đẹp tinh tế của mặt tiền. Những công trình kiến trúc Pháp có ngoại thất tỉ mỉ, gọn gàng, Phào chỉ được sử dụng khá nhẹ nhàng, hoa văn ngọt ngào và cầu kì đến từng chi tiết nhỏ để tạo nên dấu ấn đặc trưng cho không gian kiến trúc.

kien-truc-phap-4
Ngoại thất kiến trúc Pháp thiết kế cầu kỳ và chỉn chu

Ngoại thất gây điểm nhấn không những bằng những họa tiết phào, gờ chỉ trang trí có chọn  lọc, hệ thống ban công được sử dụng hoa sắt mĩ nghệ khá cầu kỳ và đẹp mắt, cùng với những hình khối vòm uốn lượn và ưa chuộng sử dụng sơn màu trắng sáng, đem đến một bức tranh hoàn hảo cho kiến trúc của công trình.

Nội thất kiến trúc Pháp sang trọng và tinh tế

Nội thất luôn có sự tương đồng và ăn nhập với thiết kế ngoại thất và kiến trúc. Nội thất kiến trúc Pháp cũng tinh tế và sang trọng như chính những gì mà ngoại thất đã và đang thể hiện.

noi-that-kien-truc-phap
Nội thất Biệt thự Pháp sang trọng và tinh tế

Nội thất Tân cổ điển Pháp được bố trí với một bố cục cân đối, hài hòa giữa ánh sáng và màu sắc của ngôi nhà. Sự xuất hiện của những chiếc đèn trang trí ở trung tâm, làm sáng bừng không gian và tôn lên những nét đẹp sang trọng, quý phái. Màu sắc nội thất tinh tế, chất liệu được lựa chọn ưa chuộng là gỗ, da, nỉ, từ tay nắm cho đến chân ghế, chân tủ hau hệ rèm đều có sự chọn lọc cầy kỳ. Tất cả đem đến một sức sống tràn trề năng lượng, một không gian sống xa hoa và đẳng cấp.

Mái được trang trí phức tạp

Phần mái được quan niệm như chiếc mũ hay vương miện thể hiện sự quý phái của giai cấp quý tộc. Mái trong kiến trúc Pháp đều có hình dạng vòm, chóp nhọn cao và có nhiều họa tiết trang trí cầu kỳ.

Hệ thống tường bao dày và cao

Hệ thống tường bao được đầu tư tỉ mỉ, chi tiết cũng là một trong những đặc điểm nổi bật của mẫu biệt thự kiểu Pháp. Hệ thống tường rào với kiểu dáng nghệ thuật vừa đảm bảo chắc chắn, an toàn, vừa tạo hiệu ứng thẩm mĩ cho không gian ngoại thất của công trình.

kien-truc-phap-3
Mái kiến trúc Pháp được trang trí khá cầu kỳ và phức tạp

Hệ thống cửa sổ nhiều

Hệ thống cửa sổ nhiều và được bố trí cách điệu, kết hợp với hình khối bao quanh đem đến những sức sống mới lạ cho không gian chung của công trình.

Những đặc điểm này đã trở thành những đặc trưng cơ bản của biệt thự kiến trúc Pháp tại Việt Nam. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp, sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức khoa học, những ý tưởng thiết kế phù hợp cho ngôi nhà của mình nhé.

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:

    Bạn ở đâu Miền BắcMiền NamMiền Trung

    Tên của bạn

    Địa chỉ Email

    Số điện thoại

    Tiêu đề

    Nội dung yêu cầu

    SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

    chủ đề liên quan
    bài viết liên quan
    fanpage zalo Call Hotline Wedo