Thực trạng không còn đất trống làm vườn là vấn đề của phần lớn nhà ở tại đô thị. Những ngôi nhà ống, nhà phố cùng các căn hộ chung cư cao tầng không có, hoặc rất khó có thể làm sân vườn kiểu truyền thống bởi lý do cấu trúc, diện tích hạn chế. Ngay cả trong một số trường hợp dất xây dựng có đủ diện tích để làm vườn cũng bị hy sinh bởi nhu cầu diện tích sử dụng, kinh doanh lấn át. Nhưng ở một góc độ khác, rất nhiều gia chủ vẫn thích có vườn trong nhà của mình.
Việc đưa vườn gắn liền với thiết kế nội thất đẹp là một thủ pháp giúp hoàn thiện thiết kế, đồng thời đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao, cùng hiệu ứng tích cực về mặt vi khí hậu cho công trình. Thiết kế vườn tại nhà – có hay không? Cùng WEDO tìm hiểu sau đây.
MỤC LỤC
Thiết kế vườn trong nhà đem lại lợi ích gì?
Thiết kế không gian vườn ngay trong công trình là giải pháp nhiều kiến trúc sư vẫn đang áp dụng để tạo ra môi trường sống gần gũi với tự nhiên. Trong bối cảnh mật độ dân số đô thị quá lớn và ô nhiễm đang hoành hành, liệu có nên thiết kế vườn ở nhà hay không?
Điểm cộng to đùng đầu tiên của vườn tại nhà chính là khả năng điều hòa và làm sạch không khí. Đối với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tại Việt Nam thì cây cối đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa không khí, giúp ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn. Một số loại cây xanh như: Lưỡi hổ, kim ngân, đuôi công, đuôi phượng, ngọc ngân,… khi trồng trong nhà còn có thể loại bỏ các khí thải, khói bụi từ xe cộ, bếp núc, mang đến lợi ích lớn về mặt sức khỏe cho chủ nhân.
Theo kết quả của dự án khoa học uy tín, không gian sống có xuất hiện màu xanh giúp tăng cảm giác thư giãn, giải tỏa căng thẳng chủ bạn. Đây là một không gian tuyệt vời để các thành viên trong gia đình giải lao, lấy lại cân bằng sau một ngày làm việc căng thẳng.
Về mặt phong thủy, nhà ống có sân vườn ở giữa là nơi điều hòa, lưu thông vượng khí đến mọi góc nhỏ trong ngôi nhà. Nhờ đó có thể thu hút tiền tài và cải thiện sức khỏe dành cho gia chủ.
Nguyên tắc thiết kế vườn trong nhà
Để có một không gian vườn ưng ý ngay trong tổ ấm của mình, có những nguyên tắc mà gia chủ cần tuân theo để hạn chế việc vườn cây chỉ đẹp lúc ban đầu mà gây ra nhiều phiền phức về sau. Cụ thể đó là:
– Thiết kế vườn cây hài hòa với không gian nội thất
– Lựa chọn các loại cây xanh phù hợp để trồng trong nhà ống đẹp
– Không trồng quá nhiều loại cây trong nhà hoặc trồng cây với mật độ dày đặc
– Không sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình chăm sóc vườn
– Có kế hoạch chăm sóc, tưới tiêu định kỳ, hợp lý
Xu hướng thiết kế vườn trong nhà mới nhất
Vườn cạnh cầu thang
Không gian cầu thang thường chừa một khoảng diện tích tương đối lớn. Khu vực này có thể được tận dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tại sao bạn không thử đưa một vườn cây mini tới nơi này? Tiểu cảnh vườn với hồ nước biếc là một trong những thiết kế bạn có thể ứng dụng. Kết hợp với hệ đèn led, tiểu cảnh vườn sẽ trở nên lung linh và đẹp mắt hơn khi trời tối.
Vườn treo trần
Thiết kế vườn treo là một xu hướng tạo kiểu vườn độc đáo với những chậu cây xanh được treo cao qua hệ thống ray hoặc móc treo gắn với trần nhà. Để chăm sóc cho vườn treo, gia chủ cũng cần thiết kế thêm hệ thống tưới nhỏ giọt tự động để đảm bảo cây được tưới nước đều đặn mà không làm nước chảy lênh láng xuống sàn nhà. Đây là kiểu vườn đặc biệt phù hợp cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ.
>> Xem thêm: Trang trí sân trước nhà ống đẹp xanh mướt mườn mượt
Vườn dưới giếng trời trong nhà
Giếng trời sum vầy ánh sáng là không gian thích hợp để làm vườn, đặc biệt khi gia chủ muốn trồng những loại cây thân cao, cây tạo bóng mát nhỏ hoặc những quần thể cây dày rậm lá. Ngoài ra, khu vực này cũng có thể phù hợp để xây dựng tiểu cảnh như hồ cá, hồ nước,…
Vườn tường
Vườn tường thường được thiết kế tại các khoảng thông tầng, nơi các thành viên trong gia đình thỏa thích ngắm nhìn không gian xanh tươi mát mắt dù đang sinh hoạt ở bất cứ không gian nào. Ngoài vẻ đẹp thẩm mỹ, loại vườn này cũng đòi hỏi chi phí thiết kế và chi phí duy trì tương đối tốn kém bởi vườn tường cần hệ thống trồng và chăm sóc hiện đại.
Xây dựng vườn trong nhà là một trong những xu hướng sống xanh và bền vững mà nhiều gia đình đang theo đuổi. Gia chủ hãy có những cân nhắc và có những sự lựa chọn hợp lý khi đưa không gian xanh vào ngôi nhà của mình. Chúc bạn thành công!