Ngũ hành KIM – MỘC – THỦY – HỎA – THỔ, tồn tại với 4 mối quan hệ tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc. Bài viết này chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về một trong năm mối quan hệ cơ bản của ngũ hành đó là Mộc sinh Hỏa.
Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bàn và luôn trải qua 5 trạng thái là Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, Thổ. Năm trạng thái này gọi là ngũ hành. Các mối quan hệ được xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa và thống nhất.
MỤC LỤC
Nguyên lý cơ bản của ngũ hành
Học thuyết ngũ hành diễn giải sinh học của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bàn là tương sinh và tương khắc. Từ mối quan hệ cơ bản này, các sự vật tồn tại liên kết với nhau theo dạng tác động tiêu diệt và phát triển, từ đó mối quan hệ phản sinh và phản khắc được ra đời.
Các quy luật của ngũ hành
Tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc, kết hợp thành hệ chế hóa, biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.
Luật tương sinh
Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ, hỗ trợ nhau cùng phát triển. 5 ngũ hành có mối quan hệ xúc tiến, nương tựa lẫn nhau. Mối quan hệ này được tồn tại theo nghĩa đơn giản cái sinh ra nó và cái nó sinh ra.
Luật tương sinh ngũ hành đó là:
Mộc sinh Hỏa: cây khô là nguyên liệu đốt để sinh ra lửa
Hỏa sinh Thổ: lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất
Thổ sinh Kim: kim loại có nguồn gốc sâu trong lòng đất, được đất sinh ra và bao bọc
Kim sinh Thủy: kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng
Thủy sinh Mộc: nước duy trì sự sống của cây, giúp cây phát triển lớn mạnh
Luật tương khắc
Tương khắc là sự áp chế, cản trở sinh trưởng và phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vòn, hủy diệt. Mối quan hệ tương khắc tồn tại theo hai mối quan hệ, cái khắc nó và cái nó khắc:
Thủy khắc Hỏa: bởi nước sẽ dập tắt được lửa cháy
Hỏa khắc Kim: bởi lửa mạnh sẽ nung chảy được kim loại
Kim khắc Mộc: kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây
Mộc khắc Thổ: cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn
Thổ khắc Thủy: đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước
Tương sinh và tương khắc là hai quy luật cơ bản, tồn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong thế giới vụ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cao độ lại thành ra gây hại. Nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Từ đó quy luật phản sinh và phản khắc hình thành bên lề mối quan hệ tương sinh và tương khắc.
Ngũ hành phản sinh
Sinh nhiều quá chưa hẳn đã tốt, có thể gây hại ngược lại. Quy luật phản sinh thể hiện rõ điều này:
Thổ sinh ra Kim nhưng nếu Thổ quá nhiều thì Kim sẽ bị vùi lấp trong Thổ
Hỏa sinh ra Thổ nhưng nếu Hỏa quá nhiều thì Thổ cũng bị cháy thành than đen
Mộc sinh ra Hỏa nhưng nếu Mộc nhiều thì Hỏa sẽ gây hại và cần phải bị triệt tiêu
Thủy sinh ra Mộc, cung cấp sự sống cho cây, tuy nhiên nếu Thủy quá nhiều thì Mộc sẽ bị chết hoặc cuốn trôi
Kim sinh ra Thủy tuy nhiên Kim nếu chảy thành dòng quá nhiều thì Thủy sẽ bị đục
Ngũ hành phản khắc
Cái khắc nó và cái nó khắc nếu một trong hai có nội lực quá mạnh thì sẽ khiên cho cái kia bị tổn thương, không còn khả năng khắc hoặc khống chế. Quy luật phản khắc phản ánh rõ điều này:
Kim khắc được Mộc những nếu Mộc quá cứng sẽ khiến Kim bị gãy
Mộc khắc được Thổ nhưng Thổ nhiều sẽ khiến Mộc suy yếu
Thổ khắc được Thủy nhưng Thủy nhiều sẽ khiến Thổ bị sạt lở và xói mòn
Thủy khắc được Hỏa nhưng Hỏa quá nhiều thì Thủy cũng phải cạn
Hỏa khắc Kim nhưng kim có quá nhiều Hỏa sẽ bị Hỏa dập tắt
Các mối quan hệ trong ngũ hành tồn tại theo lối biện chứng, nắm bắt được quy luật này sẽ giúp ích điều chỉnh các yếu tố của cuộc sống, để đảm bảo sự cân bằng và đón nhận nhiều vận may.
Ngũ hành Mộc sinh Hỏa và ứng dụng trong đời sống
Mệnh Mộc
Khái quát về người mệnh Mộc
Mệnh Mộc là một trong năm yếu tố cơ bản tạo nên vạn vật trong tự nhiên. Mộc là tên gọi của loài cây, loài cỏ sống trên mặt đất. Biểu thị cho sức sống mạnh mẽ,kèm theo đó là sự che chở cho kẻ yếu, chống lại sức mạnh phá hoại khác. Đồng thời mệnh Mộc còn mang lại sự sống cho muôn loài trên trái đất.
Người mệnh Mộc có tính cách vị tha, năng nổ và là người thông minh, sáng tạo với nhiều ý tưởng. Họ là những con người hướng ngoại, được nhiều người yêu quý. Tuy nhiên nhược điểm trong tính cánh của họ chính là sự thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận và thường bỏ ngang công việc đang làm.
Người mệnh Mộc sinh năm nào
Năm sinh | Tính chất ngũ hành |
Mậu Thìn (1928, 1988), Kỷ Tỵ (1929, 1989) | Đại Lâm Mộc |
Mậu Ngọ (1942, 2002), Quý Mùi (1943, 2003) | Dương Liễu Mộc |
Canh Dần (1950. 2010), Tân Mão (1951, 2011) | Tùng Bách Mộc |
Mậu Tuất (1958, 2018), Kỷ Hợi (1959, 2019) | Bình Địa Mộc |
Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973) | Tang Đố Mộc |
Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981) | Thạch Lưu Mộc |
Theo cách tính lục thập hoa giáp thì cứ cách nhau 60 năm sẽ có hai con giáp cùng mệnh với nhau
Màu sắc cho người mệnh Mộc
Màu tương trợ cho người mệnh Mộc: xanh lá cây, màu bản mệnh sẽ giúp đem lại nhiều may mắn và khỏe mạnh hơn
Màu tương sinh cho người mệnh Mộc: màu đen và xanh nước biển, giúp người mệnh Mộc thoải mái, màu đại diện cho quyền lực
Màu kiêng kỵ cho người mệnh Mộc: màu vàng ánh kim, đỏ, hồng, tím do đây là những mạng bị khắc bởi mệnh Kim và sinh ra mệnh Hỏa
Người mệnh Mộc nên chọn hướng nhà như thế nào
Người mệnh Mộc nên chọn hướng nhà theo hướng Đông, Nam, và Đông Nam là 3 hướng nhà thích hợp.
Người mệnh Mộc nên trang trí nhà sử dụng nội thất từ đồ gỗ, tre, giấy, các loại hoa cảnh, vật dụng có hoa văn, cây lá cành sẽ mang đến sự thịnh vượng.
Nghề nghiệp phù hợp với người mệnh Mộc
Người mệnh Mộc nên là những nghề như kinh doanh gỗ, giấy, nhựa, vải, trang trí hay thiết kế nội thất, hành chính văn phòng.
Mệnh Hỏa
Khái quát về người mệnh Hỏa
Trong ngũ hành, Hỏa đại diện cho sức sống mãnh liệt, cho đam mê, nhiệt huyết và thành công. Tính cách của người mệnh Hỏa thường bốc đồng, thẳng thắng, quả quyết hiếu thắng.
Người mệnh Hỏa sinh năm nào
Năm sinh | Tính chất ngũ hành |
Giáp Tuất 1934, 1994 | Sơn Đầu Hỏa |
Đinh Dậu 1957, 2017 | Sơn Hạ Hỏa |
Bính Dần 1986, 1926 | Lư Trung Hỏa |
Ất Hợi 1995, 1935 | Sơn Đầu Hỏa |
Giáp Thìn 1964, 2024 | Phúc Đăng Hỏa |
Đinh Mão 1987, 1927 | Lư Trung Hỏa |
Mậu Tý 1948, 2008 | Tích Lịch Hỏa |
Ất Tỵ 1965, 2025 | Phúc Đăng Hỏa |
Kỷ Sửu 1949, 2009 | Tích Lịch Hỏa |
Mậu Ngọ 1978, 2038 | Thiên Thượng Hỏa |
Bính Thân 1956, 2016 | Sơn Đầu Hỏa |
Kỷ Mùi 1979, 2039 | Thiên Thượng Hỏa |
Màu sắc cho người mệnh Hỏa
Màu tương sinh với người mệnh Hỏa: màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh, màu xanh lá cây tượng trưng vận khí hài hòa, màu cam tượng trưng cho khả năng tư duy và sáng tạo cao, màu tím tượng trưng cho sự chung thủy
Màu tương khắc với người mệnh Hỏa: màu xám, màu đen, màu xanh sẫm là màu của mệnh Thủy khắc Hỏa. Màu vàng, màu nâu màu của Thổ, mà Hỏa dễ bị suy yếu bởi Thổ, do Thổ được sinh ra từ Hỏa
Người mệnh Hỏa nên chọn hướng nhà như thế nào
Người mệnh Hỏa nên chọn nhà hướng chính Nam, sẽ mang đên sự thịnh vượng. Bên cạnh đó hướng hành Mộc như hướng Đông, Đông Nam cũng là những hướng nhà có thể chọn, bởi vì hành Mộc sinh Hỏa, nên sẽ mang lại nhiều may mắn và chuẩn phong thủy cho chủ nhà.
Trong phong thủy trang trí nội thất nhà cửa, nên dùng đồ gỗ là chính, không nên dùng đồ kim loại, bởi Hỏa khắc Kim. Nên trang trí thêm cây phong thủy hợp mệnh như xương rồng, lan hồ điệp, hoa phượng tiên vừa có ý nghĩa thẩm mĩ, vừa tăng sinh khí cho người mệnh Hỏa.
Nghề nghiệp phù hợp với người mệnh Hỏa
Hỏa sẽ hợp với những ngành nghề liên quan đến Mộc như những mặt hàng bằng gỗ, viết sách, nhà báo, kinh doanh máy móc, vật liệu cơ khí, sắt thép, ngân hàng, tài chính, vàng bạc, trang sức, nấu nưởng, hóa trang, máy tính, in ấn, kỹ thuật, …
Mậu Thìn (1928, 1988), Kỷ Tỵ (1929, 1989) | Đại Lâm Mộc |
Mậu Ngọ (1942, 2002), Quý Mùi (1943, 2003) | Dương Liễu Mộc |
Canh Dần (1950. 2010), Tân Mão (1951, 2011) | Tùng Bách Mộc |
Mậu Tuất (1958, 2018), Kỷ Hợi (1959, 2019) | Bình Địa Mộc |
Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973) | Tang Đố Mộc |
Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981) | Thạch Lưu Mộc |