Thiết kế nhà vệ sinh âm sàn đang trở thành xu hướng phổ biến trong các công trình hiện đại nhờ vào tính thẩm mỹ cao và khả năng tối ưu không gian. Không chỉ giúp tạo sự liền mạch cho sàn nhà, thiết kế này còn mang lại nhiều tiện ích như thoát nước nhanh, dễ dàng vệ sinh và tăng tính an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và hạn chế các vấn đề về thấm dột, gia chủ cần nắm rõ những nguyên tắc quan trọng khi thi công.
MỤC LỤC
Thiết kế nhà vệ sinh âm sàn là gì?
Thiết kế nhà vệ sinh âm sàn là kiểu thiết kế trong đó nền khu vực vệ sinh được hạ thấp hơn so với mặt sàn chung của ngôi nhà. Cách làm này giúp nước thoát nhanh hơn, hạn chế tình trạng đọng nước và mang lại sự liền mạch trong không gian.
Các mẫu nhà vệ sinh này thường được áp dụng trong nhà ở hiện đại, khách sạn, trung tâm thương mại, giúp tối ưu diện tích và tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi thi công, cần đảm bảo hệ thống chống thấm và thoát nước hoạt động hiệu quả để tránh các vấn đề về thấm dột hoặc ứ đọng nước.
Ưu và nhược điểm khi thiết kế nhà vệ sinh âm sàn
Nhiều gia chủ vẫn còn băn khoăn không biết có nên thiết kế nhà vệ sinh âm sàn hay không, vậy thì hãy tìm hiểu những ưu và nhược điểm trước khi quyết định xây dựng mẫu nhà vệ sinh này nhé!
Ưu điểm khi thiết kế nhà vệ sinh âm sàn
Nhà vệ sinh âm sàn không chỉ mang lại sự tiện nghi mà còn nâng tầm thẩm mỹ cho không gian sống. Đây chính là sự lựa chon
– Tối ưu thoát nước: Độ dốc sàn được thiết kế hợp lý giúp nước chảy nhanh hơn, hạn chế tình trạng đọng nước, giữ cho không gian luôn khô ráo.
– Tăng tính thẩm mỹ: Nhà vệ sinh âm sàn giúp không gian trở nên hiện đại, gọn gàng và tạo cảm giác liền mạch với tổng thể thiết kế của ngôi nhà.
– An toàn khi sử dụng: Không có bậc cao thấp giúp hạn chế vấp ngã, đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ, người già hoặc người có nhu cầu đặc biệt.
– Tiết kiệm diện tích: Phù hợp với nhà có không gian nhỏ, giúp tối ưu diện tích sử dụng mà vẫn đảm bảo đầy đủ công năng.
– Dễ dàng vệ sinh: Nước không bị đọng lại trên bề mặt giúp việc lau dọn trở nên đơn giản, hạn chế ẩm mốc và vi khuẩn phát triển.
Nhược điểm khi sử dụng nhà vệ sinh âm sàn
Bên cạnh những ưu điểm khi thiết kế nhà vệ sinh âm sàn thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:
– Thi công xây dựng phức tạp: Yêu cầu kỹ thuật cao, cần đảm bảo độ dốc, chống thấm và hệ thống thoát nước chuẩn xác.
– Chi phí cao hơn: Đòi hỏi đầu tư vào vật liệu và kỹ thuật thi công chất lượng để tránh thấm dột.
– Khó sửa chữa: Khi gặp sự cố, việc bảo trì, sửa chữa phức tạp do hệ thống nằm âm dưới sàn.
– Dễ gây mùi nếu thoát nước kém: Thiết kế không chuẩn có thể khiến nước đọng, gây mùi hôi khó chịu.
– Không phù hợp với mọi công trình: Một số nền móng nhà thấp hoặc yếu có thể khó áp dụng thiết kế này.
Tại sao phòng vệ sinh không được cao hơn nền nhà?
Về mặt kỹ thuật, nền phòng vệ sinh không được phép cao hơn phòng khách hay các phòng khác để đảm bảo nước thải không chảy ngược sang các khu vực sinh hoạt, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến kết cấu nhà.
Xét theo phong thủy, nước tượng trưng cho tài lộc nhưng cũng phải ở vị trí thấp mới hợp lý. Đặc biệt, phòng vệ sinh chứa nước thải, nếu nền cao hơn sẽ khiến hung khí tích tụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.
Theo nguyên lý “gia tướng học” của Trung Quốc cổ truyền, nước chảy xuống dưới dễ làm ẩm nền nhà, lâu ngày có thể khiến kết cấu sàn bị hư hại, dẫn đến ẩm thấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hệ thống nội tiết. Vì vậy, nền phòng vệ sinh luôn cần thấp hơn hoặc ngang bằng với nền nhà để đảm bảo sự hài hòa trong công năng lẫn phong thủy.
Những điều cần lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh âm sàn
Khi thiết kế nhà vệ sinh âm sàn gia chủ cần nắm được những lưu ý dưới đây:
Độ dốc sàn – Yếu tố quyết định khả năng thoát nước
Hệ thống thoát nước là yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế âm sàn. Theo các chuyên gia, sàn nhà vệ sinh cần có độ dốc tối thiểu 0,5% (tương đương 5mm/mét). Độ dốc này giúp nước thoát nhanh, giữ cho sàn luôn khô ráo, hạn chế ẩm mốc và vi khuẩn, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.
Chống thấm – Giải pháp ngăn ngừa thấm dột lâu dài
Để đảm bảo hiệu quả chống thấm, cần thực hiện ngay từ giai đoạn thi công thô:
– Chống thấm sàn âm: Cấu tạo sàn gồm hai lớp thép chắc chắn. Sau khi đổ bê tông khoảng 10 tiếng, tiến hành bơm nước đầy sàn vệ sinh, sau đó hòa nước xi măng và đổ xuống để tăng khả năng chống thấm. Cần ngâm nước đến khi hoàn thiện công trình để kiểm tra độ thấm dột.
– Xử lý sàn âm bằng với mặt nền: Cán một lớp bê tông đá mi dày 5cm để tạo độ cứng cho nền, sau đó tráng lớp vữa tạo dốc về hướng thoát nước (độ dày tối thiểu 2cm ở điểm mỏng nhất). Cuối cùng, sử dụng gạch chống trơn, chống thấm cao cấp để lát sàn, giúp tối ưu độ bền và thẩm mỹ.
Thiết kế nhà vệ sinh âm sàn không chỉ tạo nên sự liền mạch cho không gian mà còn nâng cao tính tiện nghi và thẩm mỹ. Việc đầu tư kỹ lưỡng ngay từ ban đầu sẽ giúp gia chủ có một không gian tiện dụng, hài hòa và thoải mái trong suốt quá trình sử dụng. Để được tư vấn chi tiết, hãy liên hệ ngay với WEDO để biết thêm thông tin.