Ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, phong thủy đóng vai trò quan trọng trong kiến trúc, giúp ngôi nhà vừa giữ được cá tính riêng vừa mang lại sự hài hòa với thiên nhiên và môi trường. Đây cũng là cách mà thiết kế bền vững đáp ứng nhu cầu sống hiện đại, khoa học của con người hôm nay. Cùng WEDO tìm hiểu các yếu tố phong thủy nhà ở hiện đại trong bài viết này nhé!
MỤC LỤC
- 1 Phong thủy trong kiến trúc hiện đại
- 2 Tư duy phong thủy nhà ở hiện đại song hành cùng cá tính riêng
- 2.1 Phong cách cá nhân trong phong thủy nhà ở hiện đại
- 2.2 Kiến trúc mở và sự kết nối linh hoạt giữa các không gian
- 2.3 Phối hợp màu sắc và đồ nội thất độc đáo
- 2.4 Phong thủy nhà ở hiện đại kết hợp yếu tố truyền thống một cách khoa học
- 2.5 Ứng dụng phong thủy nhà ở hiện đại theo hướng tiếp cận tam tài
- 2.6 Hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong kiến trúc nhà ở
Phong thủy trong kiến trúc hiện đại
Phong thuỷ là gì?
Phong thuỷ được giải nghĩa đơn giản theo từ điển Hán Việt là “gió” (phong) và “nước” (thuỷ). Tuy nhiên, phong thuỷ không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sự lưu chuyển của gió và nước mà còn bao hàm cả các yếu tố tương quan giữa con người và môi trường sống, với những ảnh hưởng lâu dài và tinh tế đến tinh thần, sức khoẻ và vận may của gia chủ.
Ngay từ thuở sơ khai, phong thuỷ đã xuất hiện cùng chiều dài lịch sử của người phương Đông và đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn địa bàn sinh sống, cách thức xây dựng các khu vực đông dân cư và lập quốc. Từ những khái niệm như “cận thuỷ hướng dương” (gần nước hướng về mặt trời) trong các văn bản cổ, phong thuỷ đã trở thành một phương pháp khoa học, có hệ thống, hỗ trợ con người kiến tạo nên những công trình trường tồn.
Phong thủy và tính bền vững của kiến trúc
Khi quan sát những công trình kiến trúc cổ điển phương Tây như các toà nhà của Pháp tại Việt Nam đã tồn tại hàng trăm năm, ta nhận thấy nhiều yếu tố giống với quan niệm phong thuỷ. Để một công trình có tuổi thọ cao, phải đáp ứng các yếu tố thẩm mỹ và tính hợp lý về công năng.
Trong phong thuỷ, điều này tương đương với sự cân bằng âm dương và hài hòa ngũ hành – những yếu tố cơ bản tạo nên sự ổn định lâu dài. Cân bằng về âm dương, ngũ hành trong phong thuỷ là một khái niệm tương tự với sự cân bằng động – tĩnh, hợp lý về diện tích sân vườn và không gian nội thất trong kiến trúc hiện đại.
Sự hài hòa trong bố cục và thiết kế không chỉ góp phần tăng tính thẩm mỹ mà còn tạo nên cảm giác an toàn, bình yên cho người sử dụng. Kiến trúc sư hiện đại khi thiết kế luôn chú ý đến sự cân đối giữa không gian đặc – rỗng, các điểm sáng – tối và luồng khí tự nhiên trong phòng, những yếu tố này gần như tương đồng với nguyên tắc bố trí dòng khí theo phong thuỷ cổ xưa.
Trong kiến trúc hiện đại, khoa học về vật lý kiến trúc đã nghiên cứu kỹ lưỡng cách phân bố không khí, ánh sáng và nhiệt độ trong không gian sống, rất giống với cách phong thuỷ truyền thống xem xét sự lưu chuyển của “khí” trong nhà. Ví dụ, nguyên tắc không bố trí cửa sổ đối diện cửa ra vào để tránh luồng gió mạnh gây cảm giác bất an cho người ở là nguyên lý trong vật lý kiến trúc đồng thời cũng là yếu tố phong thủy nhà ở hiện đại. Khi không gian lưu thông kém sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn yếm khí phát triển, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Trong thiết kế kiến trúc hiện đại, lựa chọn vị trí thuận lợi cho công trình, như hướng về các trục giao thông chính hay gần sông, hồ, tạo thuận lợi cho việc di chuyển và không gian thoáng đãng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Điều này không khác nhiều với quan điểm của phong thuỷ khi chọn những khu vực “tích tụ sinh khí,” nơi con người có thể hưởng trọn vẹn dòng chảy của năng lượng tích cực từ tự nhiên.
Phong thuỷ và kiến trúc hiện đại đều có cùng một mục đích cuối cùng: tạo nên không gian sống hài hoà, bền vững và mang lại cảm giác hạnh phúc, bình an cho con người. Mặc dù phong thuỷ có nguồn gốc từ truyền thống phương Đông, những nguyên tắc của nó, khi được áp dụng phù hợp trong kiến trúc hiện đại, vẫn tạo nên các giá trị thiết thực và khoa học rõ rệt cho cuộc sống.
Tư duy phong thủy nhà ở hiện đại song hành cùng cá tính riêng
Phong cách cá nhân trong phong thủy nhà ở hiện đại
Anh Nguyễn Minh Thành, sống tại chung cư Imperial Garden (Thanh Xuân, Hà Nội), chia sẻ rằng phong thuỷ trong không gian sống có thể gắn liền với phong cách cá nhân mà vẫn giữ được sự tối giản và hiện đại. Dù gia đình anh ưa chuộng những món đồ phong thủy truyền thống như tì hưu, gương bát quái hay điêu khắc phức tạp, anh đã chọn cách bố trí căn hộ riêng với nội thất đơn giản, phù hợp với tinh thần trẻ trung, và đặc biệt thể hiện được dấu ấn cá nhân.
Những kiến trúc sư ngày nay không ngừng đổi mới, nhằm tạo ra những không gian vừa tiện ích, hiện đại, lại vừa mang phong cách độc đáo cho gia chủ. Xu hướng này đặc biệt phổ biến với người trẻ, những người muốn không gian sống của mình vừa hợp phong thủy nhà ở hiện đại vừa mang đậm tính cá nhân.
Kiến trúc mở và sự kết nối linh hoạt giữa các không gian
Không gian mở hay “open space” là một trong những ý tưởng sáng tạo giúp tối đa hóa diện tích và tạo cảm giác thông thoáng. Kiểu thiết kế này giúp các phòng như phòng khách, khu vực sinh hoạt và bếp liên thông, tạo ra dòng chảy năng lượng tự nhiên xuyên suốt ngôi nhà. Loại căn hộ studio, với sự liên kết giữa phòng ngủ và bếp, là lựa chọn phổ biến cho những ai yêu thích sự linh hoạt và tiện ích.
Nội thất thông minh như kệ đa năng, đồ nội thất có thể tháo ráp, giúp tối ưu hóa diện tích sử dụng, đồng thời tạo ra sự gọn gàng và thoải mái cho không gian sống.
Phối hợp màu sắc và đồ nội thất độc đáo
Theo KTS Ngô Tâm của Công ty COVIC, để thể hiện rõ nét phong cách cá nhân mà vẫn giữ được sự hài hòa về phong thủy nhà ở hiện đại, màu sắc đóng vai trò quan trọng. Những gia chủ trẻ thường yêu thích màu sắc tối giản, không quá rực rỡ nhưng vẫn tạo điểm nhấn ấn tượng, vừa mang lại cảm giác thư thái mà lại thể hiện được gu thẩm mỹ riêng.
Một sự kết hợp khéo léo giữa màu sơn và màu sắc nội thất sẽ giúp ngôi nhà đẹp có sự hài hoà, tạo ra không gian sống “đẹp lạ” nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc phong thủy cơ bản.
Phong thủy nhà ở hiện đại kết hợp yếu tố truyền thống một cách khoa học
Không chỉ dừng lại ở phong cách cá nhân, phong thuỷ hiện đại còn có thể kết hợp những giá trị truyền thống. Ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, yếu tố phong thuỷ luôn được áp dụng trong thiết kế để tạo sự hài hoà và mang lại may mắn cho gia chủ. Một ngôi nhà không chỉ cần hợp phong thủy mà còn phải phản ánh cá tính của chủ nhân một cách khéo léo.
Theo KTS Ngô Tâm, phong thủy nhà ở hiện đại nên chú trọng đến “thế nhà” và “hướng nhà”. Thế nhà là nền tảng ban đầu khi thiết kế, còn hướng nhà và cách bố trí nội thất giúp tạo sự hài hòa với môi trường xung quanh.
Ứng dụng phong thủy nhà ở hiện đại theo hướng tiếp cận tam tài
Trong phong thủy, ba yếu tố Thiên – Địa – Nhân được xem là cốt lõi để thiết kế không gian sống. ThS.KTS Hà Anh Tuấn từ Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh chia sẻ rằng việc tìm Vị và Hướng dựa trên phối hợp giữa thời điểm và đặc điểm cá nhân của gia chủ. Sự hài hòa giữa địa thế và môi trường xung quanh giúp tăng cường vận khí, đồng thời tạo nên một không gian vừa phù hợp với khoa học vừa đậm chất phong thủy.
Những nguyên tắc như Bát trạch phối mệnh, Hình thế, và Huyền Không Phi tinh là các hệ thống lý thuyết giúp tối ưu hóa thiết kế. Từ yếu tố địa mạch đến vận khí vũ trụ, mỗi chi tiết đều được tính toán để đảm bảo sự cân bằng trong không gian sống.
>>> Xem thêm: Khám phá phong thủy xung quanh nhà ở mang lại may mắn
Hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong kiến trúc nhà ở
Hòa hợp giữa truyền thống và hiện đại là mục tiêu mà các kiến trúc sư hướng tới trong việc tạo nên những ngôi nhà đẹp cấp 4 độc đáo, bền vững với thời gian. Từ những nguyên lý phong thuỷ cổ truyền kết hợp cùng sáng tạo hiện đại, người trẻ có thể sở hữu không gian sống vừa đậm cá tính, vừa phù hợp với phong thủy, đồng thời tạo nên sự kết nối tự nhiên giữa con người và thiên nhiên trong cuộc sống hiện đại.
Phong thủy nhà ở hiện đại không chỉ là sự kế thừa truyền thống, mà còn là cầu nối giữa con người với môi trường xung quanh. Khi các kiến trúc sư kết hợp phong thủy với tính khoa học và cá tính riêng của gia chủ, không gian sống trở nên phong phú và bền vững hơn. Điều này mang lại sự hài hòa trong cuộc sống, giúp gia chủ cảm nhận trọn vẹn giá trị của một ngôi nhà – nơi nuôi dưỡng hạnh phúc và bình an.