An toàn lao động luôn là yếu tố được chủ đầu tư & nhà thầu chú trọng hàng đầu xuyên suốt dự án xây dựng. VÌ vậy, không khó để bạn bắt gặp những bảng biển quy định đảm bảo an toàn xuất hiện nơi công trường. Vậy có những mẫu nội quy an toàn công trường xây dựng nào? Cùng WEDO khám phá ngay sau đây để cập nhật kiến thức cần thiết.
MỤC LỤC
An toàn xây dựng là gì?
Theo Khoản 1, Điều 3 của Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định: “An toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng là tập hợp các biện pháp phòng ngừa và chống lại tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại nhằm đảm bảo sức khỏe, ngăn ngừa thương tật và tử vong cho con người, đồng thời tránh những sự cố gây mất an toàn lao động trong suốt quá trình xây dựng công trình.”
Nội quy, quy định an toàn tại công trường xây dựng
Trách nhiệm đảm bảo an toàn xây dựng của chủ đầu tư
Theo Thông tư 04/2017/TT-BXD, chủ đầu tư công trình xây dựng nhà đẹp có các trách nhiệm sau:
- Phê duyệt hồ sơ an toàn lao động do nhà thầu đệ trình.
- Kiểm tra và giám sát việc thực hiện các biện pháp an toàn thi công của nhà thầu.
- Phân công và thông báo cho người có năng lực đảm nhận nhiệm vụ giám sát theo quy định. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công nếu phát hiện vi phạm quy định an toàn lao động.
- Phối hợp với nhà thầu để thực hiện các biện pháp an toàn lao động, giải quyết các sự cố phát sinh và khắc phục hậu quả.
- Chỉ đạo việc khai báo sự cố an toàn lao động cho cơ quan có thẩm quyền.
Chủ đầu tư có thể chuyển giao một số trách nhiệm thông qua hợp đồng tổng thầu bao gồm thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công. Cụ thể:
- Chủ đầu tư có thể ủy quyền cho tổng thầu một hoặc một số trách nhiệm quản lý an toàn lao động trên công trường. Đồng thời, chủ đầu tư vẫn chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng cũng như công tác quản lý an toàn lao động.
- Tổng thầu sẽ thực hiện quản lý công tác an toàn lao động theo các thỏa thuận đã ký kết với chủ đầu tư.
Trách nhiệm quản lý an toàn xây dựng của nhà thầu
Theo Luật Xây dựng 2013 và Thông tư 04/2017/TT-BXD, nhà thầu có những trách nhiệm sau:
- Đề xuất và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho con người, máy móc, tài sản và toàn bộ công trình.
- Thành lập bộ phận quản lý an toàn lao động trong xây dựng theo tiêu chuẩn được quy định tại Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Kiểm tra và giám sát công tác quản lý an toàn lao động trên công trường.
- Lập kế hoạch thi công riêng biệt cho những công việc đặc thù có nguy cơ mất an toàn cao.
- Tạm dừng thi công và áp dụng các biện pháp khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ gây tai nạn lao động.
- Báo cáo cho chủ đầu tư và các đơn vị có thẩm quyền về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động theo quy định.
Quy định trách nhiệm của đội quản lý an toàn lao động
Đối với kỹ sư giám sát, bộ phận quản lý an toàn lao động thi công của nhà thầu có các trách nhiệm sau:
Về phía người lao động cần tuân thủ nội quy an toàn công trường xây dựng
Người lao động làm việc tại công trường có những trách nhiệm sau:
- Tuân thủ nghiêm các quy định và yêu cầu về vệ sinh và an toàn lao động.
- Nắm vững và áp dụng kiến thức, kỹ năng sử dụng các thiết bị, phương tiện an toàn và vệ sinh khi thực hiện các công việc, nhiệm vụ.
- Tham gia bắt buộc các khóa huấn luyện về an toàn và vệ sinh lao động trước khi thực hiện công việc, đặc biệt là khi sử dụng các thiết bị đòi hỏi yêu cầu cao về an toàn và vệ sinh lao động.
- Ngăn chặn và khắc phục ngay các sự cố, nguy cơ có thể ảnh hưởng đến vệ sinh và an toàn lao động, cũng như các hành vi vi phạm quy định tại nơi làm việc.
- Báo cáo kịp thời khi phát hiện tai nạn, sự cố, hoặc tai nạn lao động cho người có trách nhiệm và có thẩm quyền.
- Tham gia tích cực vào hoạt động ứng cứu và khắc phục khi có tai nạn hoặc sự cố xảy ra.
- Từ chối thực hiện nhiệm vụ nếu nhận thấy không đảm bảo an toàn lao động và báo cáo cho người phụ trách, đồng thời đòi hỏi giải quyết theo quy định.
- Chỉ thực hiện công việc khi đã được huấn luyện theo đúng quy định để đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.
Tổng hợp bảng nội quy an toàn lao động tại công trường xây dựng
Mẫu 1
- Mọi cán bộ và công nhân trực tiếp thi công tại công trường phải tuân thủ nghiêm các quy trình đảm bảo an toàn lao động.
- Các công nhân thực hiện công việc trực tiếp phải đeo đầy đủ y phục bảo hộ lao động, bao gồm mũ bảo hộ và giày bảo hộ do Doanh nghiệp cung cấp.
- Công trường phải được rào chắn để ngăn ngừa người đi ngang qua.
- Dây điện trong quá trình thi công phải được lắp đặt trên cột, không được để dưới đất, và cầu dao phải đóng ngắt khi không có hoạt động. Ban đêm, phải sử dụng đèn chiếu sáng để bảo vệ những khu vực nhạy cảm và ngăn chặn kẻ xấu đột nhập.
- Khi thi công ở độ cao, các công nhân phải đeo dây an toàn và kiểm tra kỹ giàn giáo để đảm bảo các ván không bị mục, mọt hoặc vỡ nứt.
- Cấm hút thuốc và sử dụng ngọn lửa hở tại những nơi dễ cháy nổ như kho vật tư và kho nhiên liệu.
- Các công nhân bảo vệ trực tại công trường không được phép uống rượu, bia, hay sử dụng chất kích thích, cờ bạc trong ca trực. Phải thường xuyên tuần tra và bảo vệ tài sản của công trường.
- Cấm tự ý ở lại đêm trên công trường. Khi cần ở lại, phải có sự cho phép của cán bộ có thẩm quyền.
- Không được mang người lạ hoặc thân nhân vào trong công trường khi chưa có sự cho phép.
- Các đơn vị bên ngoài vào công trường thi công phải tuân thủ hoàn toàn các quy định và quy trình làm việc của công trường, cũng như các điều khoản trong hợp đồng giữa hai bên.
- Mọi diễn biến bất thường trong công trường mà không thể kiểm soát được phải báo cáo ngay cho Ban kiểm tra an toàn để phối hợp giải quyết với các cơ quan chức năng.
- Tất cả nhân viên trong công trường phải chấp hành nghiêm các quy định được nêu trong bản nội quy.
BAN CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG
(Đã ký)
>> Xem thêm: Hiểu rõ quy định về phá dỡ công trình cũ tại đây
Mẫu 2
BẢN NỘI QUY CÔNG TRƯỜNG
Tất cả cán bộ, công nhân viên công trường phải tuân thủ nghiêm túc các quy định sau đây:
- Giờ làm việc:
- Sáng từ 7h30 đến 11h30.
- Chiều từ 13h00 đến 17h00.
- **Giữ gìn trật tự và vệ sinh chung, không gây ồn ào, không uống rượu hay tham gia cờ bạc trong giờ làm việc và trên phạm vi công trường.
- **Không được tự ý rời bỏ công việc đang được sắp xếp sang nơi khác nếu không có sự đồng ý của Chỉ huy công trường.
- **Thường xuyên kiểm tra và đảm bảo vận hành các dụng cụ, máy móc thi công của công trình.
- **Sử dụng vật liệu đúng theo quy định.
- **Không được tự ý mang ra ngoài công trường các máy móc, thiết bị, hoặc vật liệu thi công nếu không có sự chấp thuận của Chỉ huy công trường.
- **Tuyệt đối không dẫn người lạ vào công trường khi chưa được phép bởi người có thẩm quyền.
- **Báo cáo ngay cho Ban kiểm tra an toàn về mọi sự cố ngoài khả năng kiểm soát để phối hợp giải quyết với cơ quan chức năng.
- **Chấp hành nghiêm túc các điều đã quy định trong nội quy.
BAN CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG
(Đã ký)
Trên đây là 2 mẫu nội quy an toàn công trường xây dựng tiêu biểu để bạn tham khảo. Hẹn gặp bạn trong bài viết sau.