WEDO Giải đáp thắc mắc: Có nên xây nhà khung thép hay không?

Giải đáp thắc mắc: Có nên xây nhà khung thép hay không?

Nhiều gia đình băn khoăn có nên xây nhà khung thép để ở không. Trong bài viết dưới đây, kiến trúc sư sẽ nêu rõ những đặc điểm, ưu điểm cũng như nhược điểm của mẫu nhà này để bạn có sự lựa chọn phù hợp.

Nhà khung thép là gì? Cấu tạo của kiểu nhà này

Nhà khung thép hay còn gọi là nhà tiền chế được xây dựng từ vật liệu thép, chế tạo và lắp đặt sẵn theo bản vẽ kỹ thuật và được lắp đặt tại công trường để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh.

Theo đó, cấu tạo chi tiết của nhà khung thép bao gồm:

Phần móng

Đầu tiên đó là phần móng của nhà khung thép. Phần móng có chức năng truyền tải trọng lượng của công trình xuống nền đất bên dưới. Cũng giống như xây dựng kiểu nhà truyền thống, nhà khung thép cũng được sử dụng hệ móng bằng bê tông cốt thép nên có khả năng chịu lực tốt.

Bu lông móng

Cấu tạo tiếp theo của nhà khung thép đó là bu lông móng. Tác dụng của bu lông móng chính là liên kết phần móng bằng bê tông cốt thép với các cột thép hình. Công trình nhà khung thép thường sử dụng bu lông có đường kính M22 trở lên. Quá trình lắp đặt bu lông móng cần phải đảm bảo chính xác tuyệt đối vì ảnh hưởng trực tiếp đến việc lắp đặt các cấu kiện dầm và cột.

Cột

Trong nhà khung thép trong các công trình nhà xưởng sử dụng loại nhà này, cột thường là hình chữ H. Ngoài ra kiểu kiểu này sẽ có cột hình tròn nhưng thường được sử dụng cho một vài công trình đặc biệt.

Dầm

Dầm là cấu kiện cơ bản trong kết cấu xây dựng nằm ngang hoặc nằm nghiêng chịu trọng tải và đỡ các bộ phận phía trên như bản dầm, tường, mái. Dầm bao gồm dầm bê tông cốt thép và dầm thép (chữ I, chữ U, chữ Z…) Dầm phổ biến được sử dụng trong nhà khung thép có hình chữ I.

Vì kèo

Vì kèo là bộ phận của mái nhà, có tác dụng chống đỡ, kết nối mái nhà với những bộ phận khác của ngôi nhà, giúp mái nhà cố định, vững chãi, kiên cố đồng thời tạo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Trong các công trình nhà xưởng bằng khung thép, vì kéo được tạo ra để vượt những nhịp lớn có độ lớn từ 30 – 50m. Bộ phận này có thể được cấu tạo từ dầm thép hình tiết diện thay đổi hoặc dạng dàn.

nha-khung-thep-9
Cấu tạo của nhà khung thép không quá phức tạp

Xà gồ

Xà gỗ là cấu trúc ngang của mái nhà, có tác dụng chống đỡ trọng tải của tầng mái, vật liệu phủ và được hỗ trợ bởi các vì kèo gốc hoặc các bức tường xây dựng, dầm thép. Với nhà khung thép có nhiều xà gồ được sử dụng, thông thường là các dạng chữ C, chữ Z và chữ U. Chiều dài và chiều cao của xà gồ phụ thuộc vào các bước cột cũng như trọng tải của công trình, thông thường là từ 1 – 1,4m.

Mái tôn

Mái tôn được sử dụng phổ biến trong nhà khung thép. Mái tôn đảm bảo tính cách nhiệt, chống ồn với phần mái được cấu tạo thêm lớp bông thủy tinh hoặc lớp cách nhiệt. Sử dụng mái tông sẽ giảm trọng lực lên móng và dầm của kiểu nhà này.

Tấm lợp sáng

Nhìn qua bạn sẽ thấy mái tông và tấm lợp sáng giống nhau về mặt hình dáng như có sự khác biệt trong chức năng. Cụ thể là tấm lợp sáng được dùng để hấp thụ ánh sáng từ bên ngoài, giảm tiêu thụ điện năng cũng như giúp không gian bên trong nhà sáng hơn rất nhiều.

Cửa trời

Trong nhà làm từ khung thép, cửa trời có nhiệm vụ chính đó là thông gió và lấy sáng. Cửa trời được thiết kế đơn giản, mang đến không gian thông thoáng cho ngôi nhà.

Tường bao quanh

Tường bao quanh giúp bảo vệ không gian bên trong của ngôi nhà. Đây là phần không thể thiếu trong các ngôi nhà khung thép. Chất liệu làm tường bao quanh đa dạng, tùy vào nhu cầu sử dụng để có sự lựa chọn hợp lý.

Thưng

Thưng là phần che xung quanh nhà xưởng tính từ phần tường xây lên mái tôn, tấm panel, alu…

Giằng

Giằng bao gồm giằng mái, giằng xà gồ, giằng đầu hồi. Mục đích sử dụng giằng trong nhà khung thép đó là liên kết các bộ phận trong công trình, đảm bảo tính ổn định của khung nhà và độ bền chắc của sản phẩm sau khi hoàn thiện.

Mái canopy

Hệ mái canopy cho phép khách hàng được lợp thêm một lớp tôn, kính hoặc ốp tấm alumium cho công trình.

Máng thu nước, ống thoát nước

Máng thu nước sẽ được đặt dọc hai bên mai để nước mưa có thể chảy dễ dàng từ mái tôn xuống. Ồng thoát nước sẽ có nhiệm đưa nước từ máng xuống hệ thống cống thoát nước, đảm bảo không gian thông thoáng cho ngôi nhà.

Cột thu lôi

Cột thu lôi ở đây được sử dụng để thu sét xuống mặt đất, đảm bảo an toàn cho công trình và trang thiết bị máy móc được đặt bên trong nhà.

Nắm rõ các cấu tạo của nhà khung thép, bạn sẽ biết cách thiết kế cũng như xây dựng nhà đảm bảo công năng, chức năng sử dụng và độ bền của công trình. Tuy nhiên nhiều gia đình vẫn băn khoăn không biết có nên sử dụng loại nhà này hay không. Để đưa ra quyết định phù hợp, bạn có thể căn cứ trên ưu và nhược điểm của mẫu nhà này sẽ được giới thiệu trong phần tiếp theo.

Ưu điểm nhà khung thép

Giảm trọng tải công trình

Ưu điểm đầu tiên của nhà khung thép ai cũng có thể thấy đó là trọng tải của công trình được giảm xuống rất nhiều. So với các ngôi nhà truyền thống, nhà khung thép nhẹ hơn rất nhiều, vì vậy với trọng tải như vậy sẽ phù hợp với địa hình thấp và yếu, dễ dàng xây dựng và sử dụng.

Linh động và tiện lợi

Ưu điểm thứ hai của kiểu nhà này đó là sự linh động và tiện lợi trong thực tế. Kết cấu thép của kiểu nhà này linh hoạt trong khâu gia công, chế tạo nên có thể áp dụng cho mọi công trình từ nhà ở đến showroom, cửa hàng, cơ quan làm việc. Bên cạnh đó sự linh động còn thể hiện rõ ở khâu sửa sữa, nâng cấp nếu bạn cần mà không mất quá nhiều chi phí.

nha-khung-thep-10

Tiết kiệm chi phí

Khi xây dựng nhà khung thép bạn sẽ thấy chi phí thấp hơn nhiều so với xây nhà truyền thống. Bạn chỉ mất khoảng 100 triệu đã có ngôi nhà bằng khung thép để ở nhưng với xây nhà truyền thống, chi phí phải đội lên gấp 6 – 7 lần nếu cùng quy mô như thế. Đặc biệt với các công trình nhà thấp tầng rộng dưới 60m và chiều cao mép mái dưới 30m thì hiệu quả kinh tế càng cao. Do đó mẫu nhà này thích hợp với những gia đình kinh tế eo hẹp nhưng vẫn muốn có một ngôi nhà chắc chắn để sinh hoạt.

Thời gian thi công nhà khung thép nhanh

Hệ thống và cấu tạo của nhà khung thép đó là sử dụng các mối liên kết để kết nối các bộ phận với nhau, vì vậy việc lắp cũng như xây dựng khung thép khá đơn giản, nhanh chóng, không mất nhiều thời gian thi công. Bạn có thể sản xuất các linh kiện tại nhà máy, sau đó chở đến công trường để tiến hành lắp ghép, đảm bảo cũng như có thể kiểm soát được chất lượng tốt hơn.

Chi phí bảo hành thấp

Dự án này được xây dựng bằng thép, vì vậy độ bền cao và chi phí bảo hành không hề tốn kém như nhà ở truyền thống. Chi phí bảo hành thấp, vật liệu phụ kiện tiết kiệm hơn như vậy bạn sẽ giảm được một khoản chi phí cho gia đình.

Chống nước, ẩm mốc tốt

Mẫu nhà khung thép sử dụng hệ thống thép vô cùng linh hoạt, đảm bảo sự chắc chắn và có khả năng chống nước tốt. Đặc biệt phần mái và hệ thống thoát nước được tính toán kỹ lưỡng, chống oxy hóa từ môi trường. Vì vậy mẫu nhà này không những phổ biến với mô hình nhà ở mà còn được áp dụng trong nhà xưởng, nhà kho, showroom, kho chứa đồ của nhiều đơn vị doanh nghiệp, công ty.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên, nhà khung thép cũng có những nhược điểm đó là.

Nhược điểm của nhà khung thép

Dễ bị ăn mòn do thời tiết

Chúng ta đều biết chất liệu chủ đạo để xây dựng nhà này đó là thép. Với đặc điểm môi trường ẩm như ở Việt Nam, nếu không lựa chọn kỹ lưỡng chất lượng thép sẽ dẫn đến tình trạng thép gỉ, dễ bị bào mòn và ảnh hưởng tổng thể đến công trình. Vì vậy việc lựa chọn vật liệu xây dựng chất lượng rất quan trọng, quyết định đến các vấn đề phía sau.

Khả năng chịu lửa thấp

Thép không cháy nhưng chỉ cần nhiệt độ lên đến 500 tới 600 độ C, nó sẽ chuyển sang dạng dẻo, mất đi khả năng chịu lực dẫn tới kết cấu bị sụp đổ dễ dàng. Kết cấu thép có độ chịu lửa thấp hơn cả độ chịu lửa của kết cấu gỗ dán.

Độ bền mang tính tương đối

Có thể nói khi so sánh với nhà bê tông cốt thép truyền thống, mẫu nhà này sẽ giảm được trọng tải, chi phí cũng như thời gian thi công. Tuy nhiên công trình của nhà khung thép có độ bền tương đối, không được chắc chắn như là nhà truyền thống. Vì vậy về lâu dài trong quá trình sử dụng, mẫu nhà truyền thống vẫn được ưu tiên lựa chọn.

nha-khung-thep-11
Nhà khung thép có nhiều ưu điểm hơn nhược điểm

Tóm lại, nhà khung thép giúp bạn giải quyết những vấn đề liên quan đến trọng tải, chi phí và thời gian thi công so với nhà truyền thống. Tuy nhiên công trình nhà khung thép có độ bền kém hơn nhà bê tông truyền thống, vì vậy tùy vào sở thích, nhu cầu, cũng như kinh phí của gia chủ để lựa chọn phương án xây dựng phù hợp.

Thông thường mẫu nhà này ít được làm để ở, thay vào đó là sử dụng cho các công trình nhà phố kinh doanh, văn phòng, nhà kho, nhà hàng… Một số nơi có điều kiện thời tiết ôn hòa, ít nóng nắng thì mẫu nhà này sẽ bền hơn. Trong quá trình sử dụng, bạn cần nâng cao hệ thống chữa cháy và cầu thang thoát hiểm nếu có hỏa hoạn để tăng độ an toàn cho công trình.

Quy trình thi công nhà khung thép

Bước 1: Lên thiết kế nhà khung thép

Đầu tiên để có sản phẩm hoàn thiện và quá trình thi công thuận lợi, bạn phải có bản thiết kế nhà chi tiết và tỉ mỉ nhất. Bạn lắp ghép nhà như thế nào, vị trí ra sao cần tính toán kỹ lưỡng trên thiết kế. Thiết kế sẽ giúp bạn hình dung được ngôi nhà cần hoàn thiện.

Bước 2: Sản xuất các cấu kiện tại xưởng

Sau khi đã có bản thiết kế được tính toán kỹ lưỡng, bạn cần tiến hành sản xuất các cấu kiện cần thiết sử dụng trong quá trình thi công. Các cấu kiện như ốc, khung thép, mái… Đầy đủ vật liệu lắp ghép sẽ giúp quy trình thực hiện diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều.

nha-khung-thep-12

Bước 3: Thi công phần nền móng và lắp đặt bu lông chờ

Bước đầu tiên này tương tự với nhà bê tông cốt thép, phải thực hiện thi công phần móng và nền trước. Móng và nền rất quan trọng với mỗi ngôi nhà, móng và nền chắc chắn sẽ giúp ngôi nhà vững chãi hơn rất nhiều. Có nhiều loại móng cho bạn lựa chọn như móng đơn, móng băng hay móng cọc. Tuy nhiên trước khi đổ móng, bạn cần xác định chính xác bu lông neo ở bộ khung thép để tiến hành bước tiếp theo.

Bước 4: Lắp dựng khung thép và hệ bao che

Sau khi hoàn thành xong phần móng, nền và hệ thống khung thép sẽ tiến hành lắp ráp với sự hỗ trợ của cần cẩu. Các cấu kiện được tiếp nối với nhau bằng hệ thống bu lông chịu lực cực tốt.

Bước 5: Lắp đặt hệ thống điện, gió, nước và hoàn thiện ngôi nhà

Bước cuối cùng đó là hoàn thiện hệ thống điện và nước, tường cũng như ốp lát nền để công trình hoàn thiện, đưa vào sử dụng.

Ứng dụng nhà bằng khung thép trong thực tế

Thiết kế và xây dựng nhà khung thép được ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Bạn sẽ thấy trong công trình dân dụng và công trình công nghiệp.

Nhà khung thép trong công trình dân dụng

Nhắc đến công trình dân dụng là nhắc đến các mẫu nhà phù hợp với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nhờ có kết cấu khung thép nên ngôi nhà có kết cấu chắc chắn và thiết kế sang trọng, hiện đại hơn rất nhiều nhà cốt thép truyền thống. Ngoài ra, để giúp tiết kiệm năng lượng và tạo cảm giác không gian sống rộng rãi hơn ở các diện tích xây dựng nhỏ người ta thường sử dụng kính thay thế cho tường hoặc cửa ra vào.

nha-khung-thep

Mẫu nhà 2 tầng bằng kết cấu khung thép hiện đại và thanh thoát, tường sử dụng gạch kết hợp kính tạo vẻ đẹp hiện đại và thanh thoát. Thiết kế đơn giản, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của một gia đình.

nha-khung-thep-1

Nhà phố khung thép với thiết kế đơn giản, hài hòa. Khung thép chắc chắn kết hợp cây xanh và tường bằng lưới bảo vệ không gian bên trong ngôi nhà. Nội thất ngôi nhà được trang trí thêm ánh đèn, tạo không gian lung linh cho không gian sống.

nha-khung-thep-2

Nhà khung thép được thiết kế theo phong cách châu Âu, thể hiện vẻ đẹp sang trọng và hiện đại. Tường bao quanh sử dụng chất liệu tôn chất lượng với màu sắc nhẹ nhàng, tạo không gian bắt mắt cho ngôi nhà.

nha-khung-thep-3

Khung thép không chiếm quá nhiều không gian như gỗ và bê tông nên mỗi căn phòng trong nhà sẽ tạo được cảm giác nhẹ nhàng.

nha-khung-thep-4

Mẫu nhà khung thép kết hợp chất liệu gỗ tạo không gian sống sang trọng và thoải mái cho gia đình. Thiết kế đơn giản nhưng được kiến trúc sư tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo tính bền vững và chắc chắn cho công trình.

nha-khung-thep-5

Hay phối kết hợp tường bao quanh bằng kính như thế này sẽ tạo không gian thông thoáng bên trong cho ngôi nhà. Thiết kế cầu thang bên ngoài tạo sự đơn giản và dễ chịu, mẫu nhà khung thép này rất phù hợp với các khu nghỉ dưỡng, resort hiện nay.

Nhà bằng khung thép trong công trình công nghiệp

Mọi công trình công nghiệp như: nhà xưởng, nhà kho, nhà đông lạnh, nhà máy lắp ráp, trang trại,… đều đòi hỏi tính bền vững và kiên cố cao. Đa phần các mô hình này đều có quy mô lớn nên vấn đề tiết kiệm chi phí và an toàn được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, nhà khung thép là lựa chọn thích hợp và đáp ứng đủ các yêu cầu cho những công trình này.

nha-khung-thep-6

Nhà xưởng làm từ khung thép, kết hợp mái tôn và tường bao quanh tạo không gian sang trọng, chắc chắn, có thể chứa đồ mà không lo ảnh hưởng từ thời tiết bên ngoài.

Nhà kho với thiết kế chắc chắn từ khung thép, tường bao quanh sử dụng chất liệu tôn và cửa sổ thông thoáng. Kiến trúc sư phối kết hợp cùng màu sắc tạo không gian bắt mắt cho nhà kho, nhà xưởng này.

nha-khung-thep-8

Nhà khung thép có nhiều ưu điểm, vì vậy được ứng dụng nhiều trong xây dựng dân dụng và công nghiệp. Nếu bạn cần các mẫu thiết kế hoặc tư vấn về kiểu nhà này, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Wedo theo hotline 0938896767 để được hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ kiến trúc sư.

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:

    Bạn ở đâu Miền BắcMiền NamMiền Trung

    Tên của bạn

    Địa chỉ Email

    Số điện thoại

    Tiêu đề

    Nội dung yêu cầu

    SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

    chủ đề liên quan
    bài viết liên quan
    fanpage zalo Call Hotline Wedo