WEDO Hướng dẫn cách chuẩn bị lễ cúng động thổ xây nhà mới bạn cần biết

Hướng dẫn cách chuẩn bị lễ cúng động thổ xây nhà mới bạn cần biết

Theo quan niệm dân gian, cúng động thổ là đánh dấu sự khởi đầu của việc xây dựng ngôi nhà mới, đồng thời cũng là cách để bảo vệ gia chủ khỏi các tai họa và mang lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình. Mỗi gia đình khi chuẩn bị lễ cúng động thổ tùy vào khả năng kinh tế, tín ngưỡng và phong thủy của mình. Cần chuẩn bị mâm cúng thật tỉ mỉ, chu đáo vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự thuận lợi, suôn sẻ trong quá trình xây dựng ngôi nhà.

Động thổ là gì? Tầm quan trọng của lễ cúng động thổ

Dân gian ta có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” ngụ ý rằng Thổ Công chính là vị thần cai quản những công việc về đất. Khi phải đụng chạm đến đất đai hư xây nhà, đào giếng, ao, làm vườn,… tức là đã mạo phạm đến thổ địa, long mạch. Do đó, cần làm lễ động thổ để xin phép, thông báo với các chư thần nơi đó, đồng thời mong được che chở, phù hộ cho mọi chuyện suôn sẻ, phát đạt hơn.

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đã trở thành câu nói cửa miệng của người Việt khi bắt đầu tiến hành một công việc nào đó. Nhiều người quan niệm rằng khi sắp khởi công công trình, không chỉ có thần linh mà còn là nơi trú ngụ của những vong linh đã khuất hay chùa chiền bỏ hoang. Bản chất của nghi thức này là trình báo về kế hoạch xây nhà tại mảnh đất đó. Thông qua lễ cúng, gia chủ sẽ xin phép chư vị thần linh cùng các vong hồn nơi này hoan hỉ chuyển sang một nơi khác để công việc thi công được tiến hành thuận lợi.

Ngoài ra đây còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự tôn trọng đối với các vị thần linh cai quản khu đất. Gia chủ mong muốn nhận được sự bảo hộ của thần thổ địa. Giúp công trình xây dựng diễn ra thuận lợi và mang lại niềm vui, may mắn cho gia đình. Bên cạnh đó, cúng động thổ cũng là cơ hội để gia đình tụ tập, chia sẻ niềm vui và kỷ niệm bên nhau. Việc thực hiện lễ cúng động thổ xây nhà không chỉ tạo ra không khí tâm linh mà còn tăng cường sự đoàn kết và lòng hiếu thảo trong gia đình.

>Có thể bạn quan tâm: Có nên xây nhà năm tuổi không? Những điều cần biết khi xây nhà năm tuổi

Động thổ là gì? Tầm quan trọng của việc động thổ

Chuẩn bị lễ cúng động thổ khi xây dựng nhà

Việc chuẩn bị lễ cúng động thổ thường không cần quá cầu kỳ, dựa vào khả năng kinh tế, tín ngưỡng và phong thủy của mình. Tuy nhiên, việc chuẩn bị mâm cúng cần sự tỉ mỉ và chu đáo vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sự thuận lợi và suôn sẻ trong quá trình xây dựng nhà. Dưới đây là danh sách những vẫn phẩm cần chuẩn bị lễ cúng động thổ xây nhà mà gia chủ có thể tham khảo:

– 1 con gà trống có mình vàng, chân vàng.

– 1 bộ tam sên bao gồm: tôm khô, trứng lộc, thịt lợn luộc.

– 1 đĩa xôi hoặc một bánh chưng.

– 1 đĩa gồm 5 loại trái cây có hình tròn

– 1 chén gạo

– 1 chén muối

– 3 ly nước trà

– 3 bát nước

– 1 ly rượu trắng

– 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, bao gồm mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.

– 1 đinh vàng hoa

– 5 lễ vàng tiền

– 2 cây đèn cầy

– 5 cái oản đỏ

–  5 Lá trầu, quả cau

– 9 Bông hoa đỏ

Hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng động thổ

Hướng dẫn cúng động thổ xây nhà đúng cách

Sau khi đã chuẩn bị lễ cúng động thổ đầy đủ, gia chủ bắt đầu tiến hành cúng động thổ như sau:

Đối với gia chủ

Trong quá trình chuẩn bị cho lễ động thổ, việc chọn xem ngày xây nhà để khởi công là bước vô cùng quan trọng không thể bỏ qua. Vào ngày giờ tốt đã chọn, mọi người cần bày biện hết những lễ vật đã được chuẩn bị lên một cái mâm lên trên một cái bàn và đặt giữa mảnh đất chuẩn bị đào móng. Gia chủ sửa sang lại trang phục cho chỉnh tề, sau đó, đốt hai cây đèn cầy lên, nếu gia chủ là nam hãy thắp 7 cây nhang, và nếu là nữ thì thắp 9 cây.

Tiếp theo, chủ nhà cắm 3 cây xuống đất, 3 cây lên tại mâm cúng và giữ lại 1 cây (nữ giữ lại 3 cây) để vái bốn phương, tám hướng và quay vào mâm lễ và khấn. Sau khi cúng khấn xong xuôi, chờ hương gần tàn, gia chủ hãy hóa tiền vàng, đốt giấy vàng bạc và rải gạo muối. Cuối cùng, bạn tự tay cuốc mấy nhát vào khu vực định đào móng.

Đối với đội thi công

Sau khi gia chủ cúng xong, đội thi công cũng vào thắp nhang cúng khấn tương tự như trên. Lưu ý, bên cạnh việc khấn thổ công, đội thi công nên khấn thêm tổ nghề để mọi việc được diễn ra thuận lợi.

Lễ cúng động thổ

Đối với gia chủ mượn tuổi làm nhà

Nếu gia chủ mượn tuổi làm nhà thì cũng chuẩn bị đầy đủ các lễ vật như nội dung bên trên đã chia sẻ. Tuy nhiên, người được mượn tuổi sẽ là người đứng ra cúng khấn đồng thời gia chủ nên tránh mặt đi nơi khác. Sau khi các thủ tục xong xuôi thì bạn mới được quay trở lại khu đất động thổ.

Những lưu ý khi tiết hành cúng động thổ xây nhà

Lễ cúng động thổ là một nghi thức quan trọng trong văn hóa người Việt, đánh dấu sự khởi đầu của quá trình xây dựng nhà cửa. Để đảm bảo công trình suôn sẻ và gặp nhiều may mắn, gia chủ cần lưu ý những điều sau đây:

– Gia chủ cần chọn ngày giờ đẹp để tiến hành động thổ.

– Bạn nên đặt một chiếc bàn lớn ở giữa mảnh đất xin cấp phép xây dựng, trên đó bày biện đầy đủ các lễ vật.

– Người đại diện đứng cúng cần mặc quần áo chỉnh tề, thắp hương, đốt đèn rồi lạy 4 phương 8 hướng. Sau đó mới hướng về mâm cúng để đọc văn khấn.

– Đợi chờ hương cháy 2/3 cây mới tiến hành rải gạo muốn xung quanh khu đất và đốt giấy tiền, vàng bạc.

– Sau khi thực hiện hết các nghi lễ trên thì gia chủ mới tự mình cầm cuốc, xẻng để đào đất động thổ.

Việc chuẩn bị lễ cúng động thổ và thực hiện đúng các bước nghi thức giúp gia chủ yên tâm hơn và công trình có khởi đầu thuận lợi, mang lại may mắn và bình an cho cả gia đình. Đây không phải là truyền thống mà còn là cách để gia chủ thể hiện lòng thành kính với các vị thần linh, mong cầu sự phù hộ trong quá trình xây dựng.

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:

    Bạn ở đâu Miền BắcMiền NamMiền Trung

    Tên của bạn

    Địa chỉ Email

    Số điện thoại

    Tiêu đề

    Nội dung yêu cầu

    SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

    chủ đề liên quan
    bài viết liên quan
    fanpage zalo Call Hotline Wedo