WEDO Bộ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà bao gồm những gì?

Bộ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà bao gồm những gì?

Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà bao gồm những gì? Tại sao phải cần tới bộ hồ sơ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về hồ sơ thiết kế cũng như quy trình xây nhà trong bài viết ngày hôm nay nhé!

1. Khái niệm về hồ sơ thiết kế xây dựng nhà

Hồ sơ thiết kế thi công là tập hợp một số loại tài liệu thể hiện được các thông số kỹ thuật, các vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo của các hạng mục công trình phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng các công trình.

Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà là tập hợp một số loại tài liệu thể hiện được các thông số kỹ thuật, các vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo của các hạng mục công trình
Các số liệu được đề cập đến trong hồ sơ này phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn của pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng trong thi công công trình thực tế

Một số khách hàng khi chưa có cơ hội tiếp xúc với hồ sơ thiết kế lần nào, chỉ hình dung một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công gồm ảnh phối cảnh và các mặt bằng. Đó chỉ là một phần nhỏ trong tập hồ sơ thiết kế. Trên thực tế, một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công nhà ở giống như một tấm bản đồ – giúp khách hàng đi đúng với định hướng thiết kế ban đầu. Từ đó giúp bạn hoàn thiện quá trình chuẩn bị xây dựng một cách kỹ lưỡng và chi tiết nhất, để quá trình thi công sau này trở nên đơn giản hơn.

>>> Tham khảo thêm: Thủ tục xin giấy phép xây dựng công trình mới nhất hiện nay

2. Nội dung hồ sơ thiết kế xây dựng nhà

Khoản 4, Điều 78, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 (sau đây gọi tắt là Luật Xây dựng năm 2014), sửa đổi tại Khoản 23, Điều 1, Luật Xây dựng năm 2020 quy định hồ sơ thiết kế xây dựng nhà triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng có liên quan, dự toán xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật theo yêu cầu của chủ đầu tư. 

Từ quy định trên, Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 15/2021/NĐ-CP) quy định chi tiết hơn về hồ sơ thiết kế xây dựng tại Điều 33, cụ thể như sau:

Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở

Hồ sơ thiết kế gồm những gì

Hồ sơ thiết kế xây dựng được lập cho từng công trình bao gồm: thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có). Trong đó:

Thông qua hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, đơn vị thiết kế - thi công có thể dễ dàng dự toán kinh phí và khối lượng nguyên vật liệu
Thông qua hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, đơn vị thiết kế – thi công có thể dễ dàng dự toán kinh phí và khối lượng nguyên vật liệu

+ Bản vẽ thiết kế xây dựng phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế xây dựng phải xác nhận vào hồ sơ và đóng dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng là tổ chức;

+ Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế xây dựng, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ theo khuôn khổ thống nhất, được lập thành danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài;

Cơ quan có thẩm quyền quy định về quy cách, nội dung hồ sơ thiết kế xây dựng

Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quy cách, nội dung hồ sơ thiết kế xây dựng tương ứng với từng bước thiết kế xây dựng.

Các quy định về chỉ dẫn kỹ thuật

Căn cứ tại mục 1, chỉ dẫn kỹ thuật là một trong các nội dung nằm trong hồ sơ thiết kế xây dựng. Theo đó, các quy định cụ thể về chỉ dẫn kỹ thuật như sau:

Tổng cộng một bộ hồ sơ khoảng từ 60 - 200 bản vẽ A3 chi tiết các phần kiến trúc, kết cấu, điện, nước, tùy vào mức độ phức tạp của công trình
Tổng cộng một bộ hồ sơ khoảng từ 60 – 200 bản vẽ A3 chi tiết các phần kiến trúc, kết cấu, điện, nước, tùy vào mức độ phức tạp của công trình

+ Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình;

+ Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng;

+ Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác thực hiện lập riêng chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. 

Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh của hồ sơ thiết kế xây dựng nhà.

3. Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà bao gồm những gì?

Hồ sơ thiết kế kiến trúc sơ bộ

Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà còn giúp công việc giám sát cùng tiến độ công trình cũng sẽ nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn
Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà còn giúp công việc giám sát cùng tiến độ công trình cũng sẽ nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn

1. Bản vẽ gồm:

+ Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng, số liệu quy mô, tính chất dự án, hiện trạng, ranh giới khu đất, thông tin quy hoạch, hướng, tuyến công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và theo quy hoạch được phê duyệt (nếu có), công trình hiện hữu và kiến trúc cảnh quan xung quanh, phân tích mối liên kết giao thông;

+ Các bản vẽ thiết kế ý tưởng kiến trúc thể hiện: dây chuyền công năng, hình khối, đường nét, màu sắc, ánh sáng trên các bản vẽ tổng thể, phối cảnh, mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, nội ngoại thất, mối liên hệ với không gian kiến trúc cảnh quan chung của khu vực.

2. Thuyết minh gồm:

+ Các định hướng về giải pháp kết cấu, hệ thống trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật và quản lý vận hành, khai thác;

+ Danh mục các quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng;

+ Phụ lục các văn bản pháp luật liên quan đến tính pháp lý của việc lập hồ sơ thiết kế kiến trúc sơ bộ.

Hồ sơ thiết kế kiến trúc cơ sở

Hồ sơ thiết kế cơ sở
Triển khai hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công cho khách hàng

1. Bản vẽ gồm:

+ Các bản vẽ giải pháp kiến trúc kết hợp với giải pháp kết cấu, hệ thống trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật, phù hợp với hồ sơ thiết kế xây dựng nhà

2. Thuyết minh gồm:

+ Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, quy mô, tính chất dự án; thuyết minh ý tưởng kiến trúc, giải pháp thiết kế kiến trúc, vật liệu sử dụng;

+ Giải pháp thiết kế tổng mặt bằng công trình, vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình, hạ tầng kỹ thuật khu vực;

+ Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;

+ Phụ lục các văn bản pháp luật liên quan đến tính pháp lý của việc lập hồ sơ thiết kế kiến trúc cơ sở.

Hồ sơ thiết kế kiến trúc kỹ thuật

Thông qua hồ sơ thiết kế kiến trúc, bạn có thể nhìn thấy cách bố trí mặt bằng khi thi công các công trình
Thông qua hồ sơ thiết kế kiến trúc, bạn có thể nhìn thấy cách bố trí mặt bằng khi thi công các công trình

1. Nội dung hồ sơ thiết kế kiến trúc kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, phải làm rõ các thông số kỹ thuật, vật liệu, kích thước, các tính toán cụ thể về kỹ thuật để sản xuất, xây dựng, lắp đặt.

2. Bản vẽ gồm:

+ Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng, bản đồ hiện trạng, ranh giới khu đất, thông tin quy hoạch theo quy hoạch được phê duyệt;

+ Bản vẽ tổng mặt bằng: thể hiện các hạng mục dự án đầu tư xây dựng, quy định rõ hạng mục xây mới, cải tạo, chỉnh trang trên cơ sở hiện trạng khu đất, xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, xác định các lối vào, lối ra và phân luồng giao thông, các chỉ tiêu kỹ thuật về diện tích khu đất nghiên cứu, diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, tổng diện tích sàn, hệ số sử dụng đất, diện tích các hạng mục, số tầng, hệ thống giao thông nội bộ, xác định ranh giới và định vị các công trình ngầm;

+ Các bản vẽ định vị công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng, mặt cắt, sơ đồ dây chuyền và tổ chức không gian;

+ Các bản vẽ minh họa: phối cảnh tổng thể, phối cảnh góc, nội ngoại thất cơ bản;

+ Các bản vẽ kích thước, thống kê các loại cửa, buồng thang; thống kê diện tích, chỉ định vật liệu, màu sắc kiến trúc mặt đứng, khu vệ sinh, ốp lát sàn, danh mục vật liệu hoàn thiện;

+ Bản vẽ công trình phụ trợ và bên ngoài nhà, hàng rào, cây xanh, sân vườn.

3. Thuyết minh gồm:

+ Thể hiện rõ các tính toán lựa chọn phương án kỹ thuật, dây chuyền công nghệ, tính chất vật liệu, làm rõ các thông số mà bản vẽ không thể hiện hết và đảm bảo đủ cơ sở để lập tổng dự toán công trình và thiết kế xây dựng;

Hồ sơ thiết kế kiến trúc bản vẽ thi công

Trong bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, phần thiết kế kiến trúc sẽ giúp khách hàng nhìn thấy được cách thức bố trí mặt bằng thi công các công trình
Trong bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, phần thiết kế kiến trúc sẽ giúp khách hàng nhìn thấy được cách thức bố trí mặt bằng thi công các công trình

1. Nội dung hồ sơ thiết kế kiến trúc bản vẽ thi công phải phù hợp với thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ các kích thước, vật liệu, thông số kỹ thuật và ghi rõ các nội dung chỉ dẫn vào bản vẽ để thi công được theo hồ sơ thiết kế xây dựng nhà

2. Bản vẽ gồm:

+ Chi tiết cấu tạo các bộ phận công trình;

+ Chi tiết các bộ phận công trình phụ trợ, gara, cổng hàng rào, sân vườn, bồn hoa, bể nước ngầm, rãnh thoát nước, chiếu sáng cảnh quan; ốp lát hè, đường dạo;

+ Thiết kế trần, chiếu sáng, trang âm, trang thiết bị gắn kèm công trình.

3. Thuyết minh gồm:

+ Giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để đơn vị thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật đảm bảo các nội dung của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.

Hồ sơ thiết kế ngoại thất, kiến trúc cảnh quan

Hồ sơ cảnh quan được thực hiện theo nhu cầu khách hàng
Hồ sơ cảnh quan được thực hiện theo nhu cầu khách hàng

1. Hồ sơ thiết kế ngoại thất, kiến trúc cảnh quan được lập riêng, không thuộc thành phần hồ sơ thiết kế xây dựng, được lập theo yêu cầu của chủ đầu tư với nhà thầu thiết kế.

2. Bản vẽ gồm:

+ Hiện trạng cảnh quan, mặt bằng, mặt đứng, bố trí ngoại thất, sân vườn;

+ Các chi tiết kiến trúc, loại cây xanh, bồn cây, tiểu cảnh, đồ ngoại thất, lối đi, hồ nước, chỉ định vật liệu liên quan đến thiết kế;

+ Chỉ định hoàn thiện trang trí ngoại thất, sân vườn, thống kê, chỉ định thông số kỹ thuật các thiết bị lắp đặt;

+ Các bản vẽ phối cảnh tổng thể sân vườn, chi tiết, điểm nhấn, tiểu cảnh.

3. Thuyết minh gồm: danh mục và thống kê vật liệu, cây xanh, các thiết bị, chỉ dẫn nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế, quy trình kỹ thuật bảo hành, bảo trì.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về hồ sơ thiết kế xây dựng nhà cơ bản nhất. Với dịch vụ tư vấn thiết kế – thi công chuyên nghiệp và uy tín, WEDO luôn đặt cảm nhận của khách hàng lên hàng đầu và luôn cam kết mang đến quý khách hàng những công trình nhà đẹp, sang trọng, chất lượng với giá thành hợp lý nhất. Liên hệ với chúng tôi thông qua form liên hệ ngay dưới bài viết này để được hỗ trợ kịp thời!

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:

    Bạn ở đâu Miền BắcMiền NamMiền Trung

    Tên của bạn

    Địa chỉ Email

    Số điện thoại

    Tiêu đề

    Nội dung yêu cầu

    SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

    chủ đề liên quan
    bài viết liên quan
    fanpage zalo Call Hotline Wedo