Mẫu tủ bếp đẹp hình chữ L chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho mọi không gian nhà ở có diện tích từ khiêm tốn đến rộng rãi. Chính vì thế mà hiện nay mẫu tủ này được rất nhiều gia đình chọn để thiết kế cho căn bếp của mình. Trong bài viết hôm nay WEDO sẽ giới thiệu đến bạn những mẫu tủ bếp đẹp chữ L tiện ích chinh phục mọi khách hàng khó tính. Hãy cùng theo dõi ngay với chúng tôi.
MỤC LỤC
Vì sao nên thiết kế mẫu tủ bếp đẹp hình chữ L cho căn bếp gia đình?
Tủ bếp chữ L là loại tủ bếp được thiết kế 2 cạnh tủ chạy dọc theo mép 2 bức tường, tạo thành một góc vuông ở điểm giao 2 cạnh tủ. Tủ bếp chữ L có thể tận dụng được mọi góc chết trong không gian bếp. Đồng thời giúp nới rộng thêm không gian nấu nướng và giảm thiểu khoảng cách di chuyển. Từ đó đem lại sự thuận tiện cho người đứng bếp. Ngoài ra, tủ bếp chữ L cũng tạo hiệu ứng chiều sâu, mang đến cảm giác thông thoáng cho nhà bếp.
Với kiểu dáng chữ L rộng lớn, bạn có thể bố trí tủ thành nhiều khu vực chức năng bao gồm: Khu vực lưu trữ, khu vực nấu nướng, khu vực chậu rửa. Lối bố trí này sẽ tạo thành một “tam giác bếp” hoàn hảo. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ tận dụng được các khoang tủ đặt để các món đồ gia dụng làm bếp hiện đại như lò vi sóng, máy rửa chén, máy hút mùi, lò nướng,….
Đặc biệt, với kiểu dáng chữ L bo gọn góc tường, không gian bếp đẹp sẽ tạo được khoảng trống ở chính giữa. Từ thiết kế này, bạn có thể tận dụng không gian trống đó để đặt bàn đảo bếp, bàn ăn,… Tạo thành một hệ thống xuyên suốt, gia tăng sự thuận lợi, thoải mái khi nấu nướng của người nội trợ.
Tổng hợp mẫu tủ bếp đẹp hình chữ L cho mọi phòng bếp gia đình
Mẫu tủ bếp đẹp hình chữ L bằng nhôm kính hiện đại
Tủ bếp nhôm kính đã được sử dụng phổ biến tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Từ nông thôn, thành thị cho đến vùng cao, tủ bếp nhôm kính vẫn gắn bó lâu dài với đời sống sinh hoạt của người Việt. Ngày nay nhôm và kính đã dần được thay thế bằng những vật liệu hiện đại, thẩm mỹ hơn. Tuy thế tủ bếp làm từ nhôm kính vẫn là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia chủ nhờ độ bền và giá thành.
Ưu điểm:
+ Tủ bếp có khả năng chịu nhiệt, chịu lực và chống nước tốt.
+ Tủ bếp dưới có độ chắc chắn cao. Khung tủ nhôm có khả năng chịu được tải trọng lên đến 300kg. Vì thế bạn có thể lắp đặt mặt đá bếp dài trên 3 mét lên trên khung tủ nhôm bình thường.
+ Tuyệt đối không bị mối mọt, ẩm mốc khi tiếp xúc với nước qua thời gian sử dụng.
+ Bề mặt kính, nhôm và tấm hợp kim dễ dàng vệ sinh, lau chùi. Có thể giữ độ bền đẹp như mới lâu dài.
+ Không bị cong vênh, co ngót, biến dạng dưới tác động của thời tiết.
+ Tủ bếp không bị hoen gỉ, oxi hóa dù tiếp xúc thường xuyên với nước.
+ Đa dạng mẫu mã, màu sắc, không hề đơn điệu như các mẫu tủ nhôm truyền thống.
+ Giá thành phải chăng, rẻ hơn nhiều so với các loại vật liệu làm tủ bếp khác.
Nhược điểm:
+ Vì tính chất vật liệu mà tủ bếp nhôm kính thường tạo cho căn bếp cảm giác lạnh lẽo. Để khắc phục điểm này, khách hàng thường được khuyên nên sơn giả gỗ và thiết kế hài hòa hơn cho tủ bếp nhôm kính.
+ Tủ bếp khung nhôm kính có thể bị ám khói, dầu mỡ trong quá trình nấu nướng.
+ Chất liệu nhôm kính khiến cho tủ bếp dễ gặp trường hợp hở điện, rò rỉ điện nếu có lắp đèn LED âm bên trong tủ.
Mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp hình chữ L đẹp
Tủ bếp công nghiệp là sản phẩm được tạo ra nhờ 2 yếu tố, đó là cốt gỗ và vật liệu bề mặt. Cốt gỗ có 2 loại chính là tủ bếp gỗ công nghiệp lõi xanh MDF và MFC với MDF được dùng làm cánh tủ và MFC được dùng làm thùng tủ.
Vật liệu bề mặt tủ bếp công nghiệp bao gồm các loại như Acrylic, Laminate, Melamine, Veneer. Các chất liệu này thường được nhập khẩu từ nước ngoài, có màu sắc đẹp, bắt mắt và hấp dẫn người tiêu dùng.
Ưu điểm:
+ Không bị cong vênh, co ngót trong quá trình sử dụng.
+ Gỗ công nghiệp không có vân, thớ gỗ và được nén ở áp suất cao nên có độ cứng đồng đều ổn định khó bị biến dạng.
+ Chống mối mọt.
+ Nguồn cung dồi dào và gia công đơn giản tốn ít thời gian không phải phun sơn, tẩm sấy như gỗ tự nhiên.
+ Lắp đặt thi công đơn giản.
+ Hạn chế trầy xước và lau chùi dễ dàng.
+ Thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe con người.
Nhược điểm:
+ Khả năng chịu lực kém.
+ Dễ bị ngấm nước hơn gỗ tự nhiên.
Mẫu tủ bếp đẹp hình chữ L bằng gỗ tự nhiên
Từ xa xưa, các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ tự nhiên đã rất được ưa chuộng. Trong đó tủ bếp gỗ tự nhiên được đánh giá cao bởi độ bền cao và tính thẩm mỹ vượt trội. Tuy nhiên tủ bếp gỗ tự nhiên cũng có những ưu nhược điểm riêng.
Ưu điểm:
+ Gỗ tự nhiên có đặc trưng là độ bền rất cao. Nhất là các loại gỗ quí hiếm như pơ mu, giáng hương, đinh hương, gụ, trắc đều có giá trị sử dụng theo thời gian.
+ Tủ bếp gỗ tự nhiên tô điểm cho căn bếp thêm sang trọng, tăng tính thẩm mỹ nhờ các vân gỗ đẹp mắt.
+ Tủ bếp gỗ tự nhiên nếu được tẩm sấy kỹ, sơn bả không hở mộng thì rất bền với nước.
+ Gỗ tự nhiên có độ chắc chắn và tính ổn đinh cao.
+ Tủ bếp gỗ có tính thẩm mỹ vượt trội nhờ khả năng tạo hình khéo léo của những người thợ mộc.
Nhược điểm:
+ Dễ bị cong vênh, co ngót bởi ảnh hưởng của độ ẩm, thời tiết và tay nghề của người thợ khi thi công lắp đặt.
+ Chất liệu gỗ tự nhiên có giá thành cao bởi nhu cầu sử dụng lớn và tài nguyên rừng cạn kiệt.
Một số lưu ý khi thi công tủ bếp hình chữ L
Lựa chọn vật liệu cho tủ bếp đẹp
Hiện nay, có nhiều loại vật liệu được sử dụng để sản xuất tủ bếp như gỗ, kim loại, nhựa, inox. Tuy nhiên, chất liệu gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp vẫn là loại vật liệu có giá trị và tính năng sử dụng hiệu quả nhất. Cụ thể về ưu và nhược điểm của 2 chất liệu này chúng tôi đã đề cập ở trên. Mời bạn theo dõi chi tiết để đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp.
Kích thước tiêu chuẩn của mẫu tủ bếp đẹp hình chữ L hiện đại
Kích thước của tủ bếp chữ L sẽ ảnh hưởng đến việc nấu nướng hàng ngày của người nội trợ. Ngoài kích thước tiêu chuẩn của tủ bếp bạn cũng phải dựa trên chiều cao của người nội trợ chính trong nhà đẹp để thay đổi cho phù hợp. Cụ thể kích thước tủ bếp sẽ có các số đo như sau:
+ Tủ bếp dưới: Chiều cao 81 – 86 cm (tùy vào chiều cao người nội trợ). Độ sâu 50cm.
+ Tủ bếp trên có chiều cao khoảng 50 – 80cm. Độ sâu từ 35 – 50cm.
+ Tổng chiều cao của cả tủ bếp trên và dưới (được tính từ mặt sàn lên đến nóc của tủ bếp trên) sẽ rơi vào khoảng từ 2,25 – 2,5m.
Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới khoảng từ 40 – 60cm.
Bố trí các khu vực chức năng
Theo tiêu chuẩn thì tủ bếp chữ L sẽ bao gồm các khu vực chức năng được sắp xếp theo thứ tự như sau: Khu chứa thực phẩm -> khu để đồ dụng cụ -> khu rửa -> khu chế biến -> khu nấu nướng. Bạn có thể dựa vào đây để thiết kế nội thất và phân chia khu bếp sao cho hợp lý nhất.
Chú ý yếu tố phong thủy khi thiết kế mẫu tủ bếp đẹp hình chữ L
Để sở hữu một không gian bếp đẹp, tiện nghi thôi là chưa đủ. Bạn cần chú ý đến yếu tố phong thủy nhằm mang đến cho tất cả thành viên trong gia đình nhiều may mắn, thuận lợi. Ngược lại, nếu thiết kế bếp phạm phải những điều đại kỵ,trong phong thủy không chỉ bản thân gia chủ mà cả gia đình cũng tụt dốc không phanh.
Các lưu ý cụ thể như sau:
+ Hướng tủ bếp chữ L lý tưởng nhất nên đặt ở phía Đông, Đông Nam. Vì đây là 2 hành thuộc Mộc trong khi nhà bếp thuộc hành Hỏa và Thủy.
+ Không nên đặt tủ bếp ở phía Nam là hành Hỏa, sẽ tương ứng với lửa ở trong bếp.
+ Không đặt bếp nấu nướng dưới xà ngang nhà vì theo quan niệm người xưa sẽ đè lên người ông (bà) Táo dẫn đến sự ngăn chặn đè nén những may mắn, tài vận đến với gia đình.
+ Cần vệ sinh nhà bếp thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến không khí chung và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
WEDO hy vọng rằng qua những mẫu tủ bếp đẹp hình chữ L trên đây đã giúp bạn tìm ra cho mình sản phẩm phù hợp với nhu cầu của gia đình. Liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn muốn thiết kế, thi công nội thất để nhận tư vấn và báo giá cụ thể.