WEDO Tầng tum là gì? Ý tưởng thiết kế tầng tum đẹp tuyệt

Tầng tum là gì? Ý tưởng thiết kế tầng tum đẹp tuyệt

Tầng tum – tầng cao nhất của một ngôi nhà, nơi đón nhận nguồn ánh sáng tích cực vào mỗi sớm mai, nơi những làn gió nhẹ len lỏi tưới mát tâm hồn. Trong nội dung hôm nay, hãy cùng WEDO tìm hiểu khái niệm tầng tum là gì? Những lợi ích mà khu vực tum mang lại cũng như một vài thiết kế tầng tum đẹp nắng gió đong đầy.

Tầng tum là gì? Hiểu đúng về thiết kế tầng tum

Tầng tum, hay còn được gọi là tum có tên tiếng anh là Attic, được hiểu là tầng trên cùng, tầng cuối cùng của ngôi nhà. Các thuật ngữ như tum, mái tum dùng để chỉ phần che chắn của cầu thang, phần trên cùng của ngôi nhà.

Khu vực này có thể được bố trí theo nhiều thiết kế khác nhau, tùy thuộc vào mong muốn của gia chủ cũng như diện tích của căn nhà. Thông thường, tầng trên cùng có thể được bố trí thành phòng thờ, phòng ngủ, nhà kho kết hợp cùng với sân thượng, sân phơi đồ,… phục vụ cho nhu cầu sử dụng cũng như lối sống và sở thích chủ nhân.

Quy định về thiết kế tầng tum theo Luật Xây Dựng

Theo quy định, tầng tum có được coi là một tầng hay không sẽ tùy thuộc vào quy định của Bộ xây dựng. Vậy để biết được các quy định thiết kế dành cho khu vực tum trước khi khởi công công trình nhà ống 2 tầng đẹp, bạn nên tham khảo các điều luật liên quan đến khu vực này nhằm đảm bảo ngôi nhà được thực hiện theo mong muốn của gia chủ cũng như tuân thủ đúng pháp luật.

Tầng tum là gì? Hiểu đúng về thiết kế tầng tum
Khu vực này có thể được bố trí theo nhiều thiết kế khác nhau, tùy thuộc vào mong muốn của gia chủ cũng như diện tích của căn nhà

Tương tự như các khu vực khác, tầng tum cũng có quy định về thiết kế, cụ thể là về diện tích và chiều cao. Cụ thể các quy định về khu vực tum được quy định tại Thông tư số 07/2019 của bộ xây dựng, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 thay thế cho thông tư số 03/2016 trước đó, cụ thể:

Tum không được tính vào số tầng của ngôi nhà trong trường chỉ xây dựng theo kiểu lắp mái bao che khu vực thang máy, thang bộ hay khu vực kỹ thuật nhà ở. Diện tích mái tum không được chiếm quá 30% diện tích sàn mái. Chiều cao của tum không được xây quá 3 mét.

Một ví dụ cụ thể để bạn hiểu rõ hơn về quy định này, đó là: Giả sử diện tích sàn mái là 100 mét vuông, 30% diện tích sàn mái tức là 30 mét xuống. Nếu diện tích khu vực tum nhỏ hơn 30 mét vuông thì không được tính là một tầng, nếu diện tích khu vực tum lớn 30 mét vuông thì khu vực tum sẽ được tính là một tầng của căn nhà.

Dựa trên số liệu bạn đã tính, bạn có thể cân nhắc và điều chỉnh bản thiết kế tầng tum cho phù hợp với quy định. Bởi khi xin giấy phép xây dựng nhà, sẽ có sự khác biệt giữa giấy phép xây dựng 3 tầng 1 tum và giấy phép xây dựng 4 tầng. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ để có quyết định phù hợp nhất.

Lợi ích và ứng dụng của tầng tum trong cuộc sống

Tầng tum là khu vực cao nhất của một ngôi nhà, là một không gian sinh hoạt đa chức năng. Vậy khu vực tum mang lại những lợi ích gì cho nhà phố, tìm hiểu ngay:

Lợi ích và ứng dụng của tầng tum trong cuộc sống
Tầng tum là khu vực cao nhất của một ngôi nhà, là một không gian sinh hoạt đa chức năng

– Với những ngôi nhà có diện tích hạn chế, đây là khu vực giúp ngôi nhà có thêm diện tích, không gian để sử dụng trong sinh hoạt gia đình, nghỉ ngơi.

– Khu vực tum là khu vực trên cùng, có tác dụng chống nóng cho các tầng phía dưới, mang lại bầu không khí mát mẻ cho căn nhà.

– Đây cũng là khu vực đón sáng, khí trời mát mẻ cho căn nhà, đặc biệt với những căn nhà ống, nhà phố cao tầng, bao quanh nhà là nhiều ngôi nhà khác, không có khả năng đón ánh sáng từ hai phía.

– Khu vực tum mang lại cảm giác cao và rộng thoáng cho thiết kế nhà.

– Khu vực tum có thể tận dụng làm sân thượng, phòng thờ, phòng phơi đồ, vườn trồng cây, nhà kho,…

Các ý tưởng thiết kế tầng tum cực hay ho

Thiết kế phòng thờ trên tum

Thông thường, có 2 cách bố trí khu vực thờ tự: 1 là đặt phòng thờ dưới tầng 1, 2 là đặt tại vị trí cao nhất trong ngôi nhà. Nhiều gia đình để tận dụng diện tích thường sắp xếp phòng thờ trên tầng tum. Đây là một địa điểm lý tưởng để bố trí phòng thờ, không gian vừa riêng tư, vừa yên tĩnh.

phòng thờ đẹp
Nhiều gia đình để tận dụng diện tích thường sắp xếp phòng thờ trên tầng tum

Thiết kế tum thành phòng ngủ

Tầng tum cũng là một khu vực lý tưởng để cải thiện thành phòng ngủ, vừa tối ưu được không gian của căn nhà, vừa trở thành nơi lý tưởng để ngắm sao, đảm bảo yên tĩnh khi về đêm.

Một lưu ý nhỏ đó là nếu bạn có ý định thiết kế tầng tum thành phòng ngủ, nên chú ý làm vách tường thạch cao hoặc lắp rèm che để đảm bảo sự riêng tư, đặc biệt là phòng ngủ gần cầu thang.

Thiết kế thành phòng ngủ
Tầng tum cũng là một khu vực lý tưởng để cải thiện thành phòng ngủ

Thiết kế sân thượng trên tầng tum

Khu vực tầng tum chính là một địa điểm lý tưởng để làm nơi thư giãn về đêm hoặc sáng sớm dành cho cả gia đình. Chẳng hạn ngôi nhà của bạn chật hẹp, các khu vực sinh hoạt bên dưới khiến bạn bí bách và bạn muốn tìm một nơi để tận hưởng không khí tươi mát đến từ đất trời, thì khu vực tum chính là một địa điểm lý tưởng để bạn biến mong muốn thành sự thật. 

Thiết kế tum thành khu vực chứa đồ

Tầng tum là tầng cao nhất trong thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum, thường có công năng hấp thụ ánh sáng, nguồn gió mát đến cho căn nhà và đây là khu vực ít được sử dụng nhất. Tuy nhiên, nếu khu vực tum đủ rộng để chứa đồ mà không ảnh hưởng gì đến việc lấy sáng và gió thoáng thì bạn có thể sử dụng để lưu trữ đồ đạc ít dùng, thậm chí là nông sản. 

Bên cạnh đó, khu vực tum cũng là một địa điểm lý tưởng để phơi đồ, đặc biệt là ngày mưa, đây là một địa điểm lý tưởng để hong phơi quần áo, hạn chế tình trạng ấm mốc.

Vậy là trên đây chúng tôi đã gửi đến bạn những thông tin chi tiết về tầng tum, cũng như cách thiết kế tầng tum đẹp. Hy vọng từ đây bạn có thể ứng dụng cho ngôi nhà của mình. Chúc bạn thành công!

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:

    Bạn ở đâu Miền BắcMiền NamMiền Trung

    Tên của bạn

    Địa chỉ Email

    Số điện thoại

    Tiêu đề

    Nội dung yêu cầu

    SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

    chủ đề liên quan
    bài viết liên quan
    fanpage zalo Call Hotline Wedo