WEDO Thiết kế tầng trệt nhà phố cho không gian sống hiện đại

Thiết kế tầng trệt nhà phố cho không gian sống hiện đại

Người xưa có câu “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà/ Trong ba việc ấy ắt là khó thay”. Xây nhà chính là 1 trong 3 việc quan trọng nhất của đời người bởi lẽ có an cư thì mới lập nghiệp được, làm việc gì cũng dễ dàng hơn. Ngày nay, có rất nhiều mẫu nhà phố với kiến trúc khác nhau. Với những gia đình có thu nhập vừa phải, cần lưu tâm đến giải pháp thiết kế tầng trệt nhà phố để có được không gian sống tối ưu nhất. 

Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu những giải pháp thiết kế tầng trệt với phong cách hiện đại, vừa tối ưu chi phí, vừa tận dụng được không gian sống

thiết kế tầng trệt nhà phố là một cách để tối ưu diện tích sử dụng

Mẫu nhà ưu tiên sự thông thoáng, đủ sáng và đủ gió cho các không gian sinh hoạt

Phân biệt tầng trệt và tầng lửng

Ở Việt Nam, có rất nhiều cách gọi tầng trệt khác nhau và điều này phụ thuộc vào quy ước của mỗi vùng. Tại miền Bắc, tầng trệt được hiểu là tầng 1, các tầng tiếp theo lần lượt là tầng 2, 3, 4,… Với miền Nam, tầng 1 được hiểu là lầu 1, các tầng tiếp theo là tầng lầu. Do đó, khi thiết kế, kiến trúc sư cần nắm được cách đặt tên để phân biệt.

Trong công trình nhà ở thông thường, thiết kế tầng trệt nhà phố thường bố trí không gian sinh hoạt chung của cả gia đình như: phòng khách, phòng bếp liền với phòng ăn,… Giữa các phòng có thể được ngăn cách bởi tường gạch, cửa xếp, tường thạch cao hay các vật liệu như gỗ, kính,… Còn đối với các công trình nhà cao tầng hiện đại hoặc chung cư, không gian tầng trệt thường được dùng như một gara để xe, bố trí quầy lễ tân tiếp đón khách.

Nhưng tầng trệt và tầng lửng khác nhau như thế nào? Có rất nhiều người hiểu nhầm tầng trệt và tầng lửng giống nhau vì mục đích sử dụng giống nhau. Trên thực tế, thiết kế hai phần này là hoàn toàn khác nhau. Khác với tầng trệt, tầng lửng không được tính là một tầng chính thức trong kiến trúc tổng thể căn nhà. Không gian này nằm ở vị trí trung gian giữa 2 tầng với chiều cao từ 2.2 – 2.5m. Thông thường tầng lửng được thiết kế nằm phía trên tầng dưới cùng với trần thấp.

mẫu thiết kế tầng trệt phổ biến nhất

Phân biệt tầng trệt và tầng lửng

Tầng lửng thường thấy nhất ở khu vực tầng 1, do đó đây được xem như là một thiết kế để tiết kiệm không gian cho căn nhà. Khi diện tích bị giới hạn thì giải pháp là thiết kế tầng trệt nhà phố làm nơi để xe, tầng lửng làm phòng khách, phòng sinh hoạt chung… được rất nhiều người lựa chọn.

Một điểm phân biệt tầng trệt và tầng lửng nữa là tầng lửng thường có khoảng cách giữa sàn và tầng thấp hơn 1 tầng nhà và thấp hơn tầng trệt.

Lưu ý trong thiết kế tầng trệt cho nhà phố khoa học, tiện dụng

Thiết kế nhà sao cho tiện ích và đảm bảo thẩm mỹ nhất là những tiêu chí chủ đầu tư hướng tới. Hãy lưu ý một số điều sau để đảm bảo giá trị sử dụng của không gian này:

Chiều cao của tầng trệt

Chiều cao của tầng trệt sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn tới không gian sinh hoạt cũng như cách bài trí nột thất trong từng không gian. Do đó, khi thiết kế tầng trệt nhà phố cần đảm bảo một số quy định như sau:

  • Nếu lộ giới có chiều rộng từ 20m trở lên thì chiều cao của tầng trệt tối đa là 7m.
  • Nếu lộ giới có chiều rộng từ 7m – 12m thì chiều cao của tầng trệt tối đa là 5.8m.
  • Nếu lộ giới có chiều rộng nhỏ hơn 3.5m thì chiều cao của tầng trệt tối đa là 3.8m.

Chiều cao lý tưởng cho tầng trệt là từ 3,6 – 4,5m, bởi nếu tầng trệt cao quá hay thấp quá thì đều làm ngôi nhà mất cân bằng. Bên cạnh đó, kiến trúc sư cũng như chủ đầu tư cần tính toán kỹ lưỡng cả chiều rộng tầng trệt để có một ngôi nhà hài hòa về không gian và thẩm mỹ. Chủ đầu tư nên xem xét cách bày trí nội thất để quyết định các thông số phù hợp trong thiết kế tầng trệt nhà phố.

chiều cao của tầng trệt nhà phố

Lưu ý chiều cao tầng trệt để đảm bảo giá trị sử dụng của không gian này

Tận dụng ánh sáng tự nhiên

Thông thường thì tầng thấp nhất trong căn nhà thường thiếu sáng và không gian không rộng mở như các tầng khác. Trong cách bố trí tầng trệt này, bạn có thể tận dụng nắng gió tự nhiên bằng cách lắp đặt cửa kính để đón ánh sáng từ bên ngoài.

Trong trường hợp các mặt của căn nhà đều tiếp giáp với các nhà liền kề, bạn có thể tận dụng mặt tiền phía sau hoặc phía bên hông nhà để đảm bảo không khí lưu thông trong nhà. Hãy tránh lắp đặt mái che hay giàn phơi trước nhà vì như vậy làm cho không gian chật hẹp, không thông thoáng, khó đảm bảo các tiêu chí trong thiết kế tầng trệt nhà phố.

tận dụng ánh sáng tự nhiên để căn nhà trông rộng rãi hơn

Thiết kế mở giúp không gian thoáng, rộng hơn

Bài trí nội thất tầng trệt nhà phố khoa học

Thông thường, nội thất tầng trệt được gia chủ đầu tư và lựa chọn kỹ lưỡng bởi đây là không gian tiếp khách cũng như tụ họp của các thành viên trong gia đình. Nếu sở hữu một diện tích nhỏ hẹp, bạn không nên sử dụng quá nhiều đồ nội thất. Hơn nữa, kích thước thiết kế nội thất phải đảm bảo phù hợp với tổng thể căn nhà để tạo sự cân bằng.

Còn nếu không gian của gia đình bạn rộng rãi, thoáng đãng thì thật tuyệt vời, bạn có thể thoải mái lựa chọn nội thất theo sở thích cũng như điều kiện kinh tế của chính mình. 

Khám phá những mẫu thiết kế tầng trệt nhà phố hiện đại, đẳng cấp

phòng khách liên thông bếp ăn

Thiết kế phòng khách liền bếp của không gian nhà phố hiện đại

Thiết kế không gian tầng trệt có phòng khách và bếp ăn là một thiết kế rất phổ biến trong kiến trúc nhà phố hiện đại. Đầu tiên khi bước vào căn hộ, ta sẽ bắt gặp không gian phòng khách nhỏ xinh. Lựa chọn màu sơn tường và nội thất sáng màu sẽ giúp mở rộng không gian, tăng vẻ hiện đại, thời thượng cho tổng thể căn nhà. Hơn nữa, màu sơn sáng giúp khuếch tán ánh sáng tốt hơn, giúp cho ngôi nhà lúc nào cũng sáng sủa, thông thoáng.

Tiếp theo là phòng bếp gọn gàng, ngăn nắp được đặt ở vị trí phía sau. Phòng bếp này được ngăn cách với phòng khách bằng một vách ngăn từ các cột gỗ. Thiết kế tầng trệt nhà phố này là một lựa chọn tối ưu khi vẫn đảm bảo diện tích sử dụng thoải mái và chi phí thi công hợp lý nhất.

biệt thự mini kết hợp hồ bơi

Thiết kế tầng trệt sáng tạo, độc đáo

Trong kiến trúc hiện đại, chúng ta có vô vàn cách biến hóa khác nhau cho không gian sống mới. Giữa không gian sống ngột ngạt của đô thị, thiết kế tầng trệt này nổi bật nhờ ý tưởng độc “lạ”, táo bạo của gia chủ. Để tạo góc nhìn mới cho không gian nội thất, đồng thời tận dụng được ánh sáng tự nhiên. Với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, thiết kế tầng trệt nhà phố này sẽ giúp tránh được tình trạng nồm ẩm khi giao mùa, mát mẻ thông thoáng suốt các tháng trong năm. 

tầng trệt có gara ô tô

Thiết kế kết hợp gara để xe được nhiều chủ đầu tư quan tâm

Thiết kế tầng trệt kết hợp gara để xe cũng là một giải pháp cho những căn nhà có diện tích nhỏ nhưng vẫn muốn tích hợp công năng sử dụng. Thay vì xây dựng tầng hầm thì phương án để xe ở tầng trệt lại tiết kiệm chi phí cũng như dễ dàng trong xây dựng hơn rất nhiều. 

Tuy nhiên, cần chú ý thiết kế tầng trệt nhà phố đảm bảo thông thoáng cho không gian, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu có thể, hãy lắp đặt thêm hệ thống thông gió thoáng khí, tránh mùi xăng xe, khi ô nhiễm tích tụ bay vào nhà. 

thiết kế tầng trệt nhà phố tận dụng làm không gian bếp ăn

Không gian bếp ăn sang trọng, hiện đại

Tiếp tục một thiết kế phù hợp với những căn nhà phố có hạn chế về diện tích. Bạn có thể tích hợp giữa khu vực nấu nướng cùng chỗ ăn uống mà vẫn đảm bảo sự tiện nghi nhất. Điểm nhấn thú vị khi bố trí phòng ăn ở tầng trệt là thông thoáng không khí, không bị ám mùi đến các không gian khác trong nhà. 

Bạn đang có dự định tìm một mẫu nhà 2 tầng mái thái mặt tiền 8m mà chưa ưng mẫu nào hoặc muốn thiết kế theo phong cách riêng đậm chất cá nhân của mình? Hãy liên hệ ngay với Wedo nhé, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những ngôi nhà đáng sống phù hợp nhất với các tiêu chí của bạn.

Hãy liên hệ với kiến trúc sư của WEDO nếu như bạn đang tìm kiếm cho mình mẫu thiết kế tầng trệt nhà phố khoa học và tiết kiệm chi phí nhất nhé!

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:

    Bạn ở đâu Miền BắcMiền NamMiền Trung

    Tên của bạn

    Địa chỉ Email

    Số điện thoại

    Tiêu đề

    Nội dung yêu cầu

    SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

    chủ đề liên quan
    bài viết liên quan
    fanpage zalo Call Hotline Wedo