WEDO Đầy đủ quy trình chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả từ lần đầu

Đầy đủ quy trình chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả từ lần đầu

Là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước, dầu gội, sữa tắm và các chất tẩy rửa làm sạch nên nhà vệ sinh rất dễ bị thấm mốc nếu như không tiến hành chống thấm kỹ càng. Nhà vệ sinh bị thấm sẽ gây ra hiện tượng ẩm, mốc, thấm chân tường, thấm trần gây mất mỹ quan, cũng như tạo cảm giác khó chịu cho gia đình bạn. Hiện nay có vô vàn phương pháp chống thấm được sử dụng, nhưng không phải giải pháp nào cũng hiệu quả. Vây nên, hôm nay WEDO mời bạn tham khảo quy trình chống thấm nhà vệ sinh chuyên nghiệp tại đây.

Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng hãy liên hệ với WEDO hoặc gọi đến số Hotline: 093 889 6767 - 083 889 6767.
Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng hãy liên hệ với WEDO hoặc gọi đến số Hotline: 093 889 6767 – 083 889 6767.

Tại sao cần tuân thủ quy trình chống thấm nhà vệ sinh?

Phòng tắm cần phải được chống thấm vì là phòng được sử dụng nhiều nhất trong nhà đẹp. Dưới đây là các lý do tại sao bạn nên chọn lựa chống thấm cho phòng tắm:

Ngăn chặn sự thấm dột: Chống thấm phòng tắm tạo ra một lớp đệm kín nước, ngăn nước rò rỉ qua bất kỳ vết nứt/lỗ nào trên sàn và vách ngăn, tiết kiệm chi phí sửa chữa trong tương lai.

Ngăn ngừa nấm mốc: Lớp chống thấm ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc dưới gạch, có thể xâm nhập vào gỗ, vữa và gạch.

Tăng giá trị tài sản: Phòng tắm không thấm nước tăng giá trị tài sản của bạn. Ngược lại, một phòng tắm thấm nước sẽ giảm giá trị và khiến người mua tiềm năng không quan tâm.

Bảo hiểm cho tài sản: Công trình xây dựng bị thấm nước gây ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu của ngôi nhà, khiến công trình xuống cấp nhanh chóng và gây chi phí chống thấm đắc đỏ hơn.

Cải thiện khả năng cách nhiệt: Chống thấm phòng tắm giữ nhiệt trong nhà, giảm chi phí làm mát vào mùa hè.

Bảo vệ sức khỏe gia đình: Phòng tắm bị thấm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình và có thể làm giảm chất lượng cuộc sống.

Tránh phiền phức không đáng có: Thấm dột nhà vệ sinh gây phiền toái và mất thẩm mỹ cho công trình, cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mốc và ẩm ướt.

Tại sao cần tuân thủ quy trình chống thấm nhà vệ sinh?
Chống thấm phòng tắm tạo ra một lớp đệm kín nước

Dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh bị thấm dột

Nhà vệ sinh bị thấm không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ và tính thẩm mỹ của công trình nhà ống đẹp mà còn đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình sau thời gian dài sử dụng. Việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh bị thấm giúp bạn xử lý tình trạng này kịp thời, tránh tình trạng thấm dột trầm trọng hơn.

Những dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh đang thấm dột bao gồm:

Tường nhà, trần nhà có dấu hiệu bị nấm mốc, loang lổ, rỉ nước ra bên ngoài do thấm dột lâu ngày không được xử lý.

Gạch nhà vệ sinh bị xuống cấp, đứt gãy, vỡ, ron gạch hở khiến nước dễ dàng đi qua.

Xuất hiện mùi hôi khó chịu mặc dù không thấy các dấu hiệu nấm mốc hoặc do gạch nhà vệ sinh xuống cấp. Trường hợp này có thể do bồn toilet thi công bị hở, sau một thời gian tình trạng thấm dột nhà vệ sinh sẽ xuất hiện.

Tại vị trí một số thiết bị trong nhà vệ sinh bị rò rỉ như vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu, bồn tắm,..

Dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh bị thấm dột
Tường nhà, trần nhà có dấu hiệu bị nấm mốc, loang lổ, rỉ nước ra bên ngoài do thấm dột lâu ngày không được xử lý

Nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm dột

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thấm nước trong nhà vệ sinh, trong đó có thể kể đến như:

Sàn nhà vệ sinh luôn trong trạng thái đọng nước, nước thấm qua mạch lát nền và dưới sàn bê tông. Nếu không được xử lý kịp thời, nước tích tụ sẽ khiến sàn bị thấm nước nghiêm trọng;

Hệ thống ống dẫn nước bị rò rỉ, hỏng khiến nước thấm vào nhà vệ sinh;

Tường, sân thượng hoặc trần nhà bị thấm nhưng không được sửa chữa kịp thời, gây ra tình trạng thấm nước trong nhà vệ sinh;

Thi công nhà vệ sinh không đúng kỹ thuật, lắp đặt bồn cầu và thiết bị vệ sinh không đúng cách, khiến nước xả tràn ra sàn nhà;

Kết cấu bê tông không đảm bảo, bị lún do đan thép thưa không đạt tiêu chuẩn;

Mạch gạch nền của nhà vệ sinh bị hở, bong ra, gây ra tình trạng nước thấm xuống.

Các dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh bị thấm nước dễ nhận biết, đặc biệt ở các vị trí như:

  • Hộp kỹ thuật;
  • Cổ ống đi xuyên sàn;
  • Chân tường tiếp giáp giữa tường và sàn;
  • Nứt sàn bê tông.
Nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm dột
Thi công nhà vệ sinh không đúng kỹ thuật, lắp đặt bồn cầu và thiết bị vệ sinh không đúng cách, khiến nước xả tràn ra sàn nhà

Kiểm tra nhà vệ sinh trước khi tiến hành chống thấm đúng quy trình

Để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc xử lý chống thấm nhà vệ sinh, ta cần thực hiện kiểm tra tổng thể của không gian này. Qua đó, ta sẽ có cái nhìn tổng quan về tình trạng hiện tại và nguyên nhân gây ra tình trạng thấm dột. Dựa vào đó, ta sẽ lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Vậy những vị trí nào trong nhà vệ sinh cần được kiểm tra?

Ống thoát nước sàn: Đây là vị trí thường dễ bị thấm nhất. Nếu miệng cống không được đảm bảo, nước sinh hoạt có thể dễ dàng thấm sâu vào mao mạch, gây hủy hoại cho công trình.

Bề mặt sàn nhà vệ sinh: Thường sàn nhà vệ sinh được lát gạch. Tuy nhiên, quá trình lát gạch không kín có thể khiến nước thẩm thấu vào bề mặt sàn. Ngoài ra, cần kiểm tra vị trí nào có khả năng nước có thể đi qua, đảm bảo độ dốc nhà vệ sinh để nước thoát đi một cách dễ dàng.

Hệ thống ống dẫn nước: Kiểm tra xem hệ thống ống nước có bị nứt gãy hoặc rò rỉ không.

Nước mưa xâm nhập: Nếu nước mưa có thể thấm vào chân tường nhà vệ sinh từ bên ngoài, điều này có thể đe dọa tuổi thọ của toàn bộ công trình, không chỉ riêng nhà vệ sinh.

Kiểm tra nhà vệ sinh trước khi tiến hành chống thấm đúng quy trình
Đây là vị trí thường dễ bị thấm nhất

>> Xem thêm: Nguyên nhân & cách xử lý vết nứt tường trong nhà dứt điểm

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Bước 1: Trước tiên, bạn cần vệ sinh và xử lý bề mặt sàn nhà vệ sinh. Nếu như nhà vệ sinh mới được hoàn thiện ở giai đoạn thô, bạn chỉ cần vệ sinh bề mặt sàn nhà. Đây là thời điểm quan trọng để thực hiện công việc chống thấm ngay từ đầu vì quá trình này đơn giản, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Tuy nhiên, nếu bạn đang sửa chữa nhà vệ sinh cũ, bạn cần phải tháo gỡ các thiết bị nhà vệ sinh trên sàn trước. Sau đó, tùy thuộc vào mức độ thấm và hỏng hóc của sàn, bạn có thể cần phải bóc tách lớp gạch trên sàn để thực hiện công việc chống thấm.

Bước 2: Tiến hành chống thấm cho sàn nhà vệ sinh. 2.1. Nếu bạn đã có ống nhựa được đặt trước đó, bạn cần đục bê tông xung quanh ống với khoảng cách 10mmx10mm. Trong trường hợp chưa có ống nhựa lắp đặt, bạn cần định vị vị trí của ống và dựng ván khuôn phía dưới sàn.

2.2. Tiếp theo, bạn sẽ tiến hành phủ lớp Sikadur lên bề mặt sàn. Sau đó, bạn đổ Sika Sika grout 214-11 xung quanh ống khi lớp Sikadur vẫn còn trong tình trạng kết dính.

Bước 3: Tiếp theo là giai đoạn nghiệm thu sàn. Sau khi bạn đã thực hiện công việc chống thấm bằng Sika, hãy để cho bề mặt sàn yên nguyên trong vòng 24 giờ. Sau đó, tiến hành thực hiện việc láng 1 lớp vữa lên bề mặt sàn.

Trên đây là đầy đủ quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng keo Sika bạn có thể tham khảo. Hy vọng từ đây bạn đã tích lũy thêm kiến thức hữu ích về vấn đề này. Hẹn gặp bạn trong bài viết sau.

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:

    Bạn ở đâu Miền BắcMiền NamMiền Trung

    Tên của bạn

    Địa chỉ Email

    Số điện thoại

    Tiêu đề

    Nội dung yêu cầu

    SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

    chủ đề liên quan
    bài viết liên quan
    fanpage zalo Call Hotline Wedo