Trong tổng thể một ngôi nhà, cầu thang không chỉ đóng vai trò vô cùng quan trọng vừa là cầu nối giữa các không gian, vừa là nơi để gia chủ trang trí, tạo điểm nhấn. Dưới đây, WEDO xin gợi ý những ý tưởng mới mẻ, độc lạ cho cầu thang giữa nhà để bạn có thêm một số kinh nghiệm trong thiết kế nhà ở.
MỤC LỤC
1. Cách bố trí cầu thang giữa nhà hợp lý
Vị trí đặt chiếu nghỉ an toàn, hợp lý
Thiết kế bố cục cầu thang hợp lý sẽ làm căn nhà trở nên hài hòa hơn. Cầu thang có tác động không nhỏ đến các yếu tố phong thủy. Bên cạnh đó, mức độ an toàn của cầu thang phụ thuộc vào kiểu dáng của nó. Phong thủy của cầu thang chia ra làm 2 phần là Động Khẩu và Lai Mạch. Cách tính bậc cầu thang Động Khẩu được tính từ bậc 1 lên bậc 3, còn Lai Mạch là phần chân kết hợp chiếu nghỉ.
Chiếu nghỉ là bước thang bằng để nghỉ chân, tránh cho người dùng mệt mỏi trong lúc di chuyển. Việc bố trí chiếu nghỉ sao cho an toàn và hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế cầu thang ở giữa nhà.
Cách đặt chiếu nghỉ của cầu thang ở giữa nhà
Cần đặt chiếu nghỉ đảm bảo tính an toàn và tiện lợi. Theo nguyên tắc thiết kế, chiều rộng của thân cầu thang không được lớn hơn chiều rộng của chiếu nghỉ. Vị trí đặt chiếu nghỉ của cầu thang giữa nhà cần hợp lý, không quá gần đầu trên hay dưới cầu thang.
Bố trí cầu thang giữa nhà ống an toàn
Những yếu tố quyết định tính an toàn của cầu thang gồm: chiều dài rộng, chiều cao cảu cầu thang, độ rộng của chiếu nghỉ, độ cao của lan can, khoảng cách của chiếu nghỉ với chân cầu thang,…
Kích thước chiều rộng của cầu thang khoảng từ 0,75 – 1,2m, chiều cao khoảng 0,24 – 0,27m đối với thiết kế nhà nhỏ đến vừa. Trong trường hợp thiết kế cầu thang tại vị trí giữa nhà cho các công trình lớn, chiều rộng của cầu thang có thể lên đến 0,15m hoặc có thể lớn hơn, tùy thuộc vào nhu cầu cảu gia chủ.
Chiều cao của lan can cũng được quy định trong khoảng trên dưới 0,9m, phù hợp với chiều cao trung bình của người Việt.
Nguyên tắc thiết kế cầu thang giữa nhà
Khi thiết kế cầu thang giữa nhà, quý anh chị cần lưu ý một số nguyên tắc thiết kế sau đây để đảm bảo an toàn cho các thành viên cho gia đình:
+ Mức độ an toàn không chỉ thể hiện qua các thông số của cầu thang mà cả thiết kế thông minh, tiện lợi của cầu thang. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, các kiến trúc sư cần đảm bảo tính che chắn của cầu thang để tránh xảy ra tai nạn.
+ Thiết kế cầu thang cũng là yếu tố ngăn giữa nhà bếp và phòng khách, vừa đảm bảo tính tiện lợi và tính thẩm mỹ. Với vị trí đặt cầu thang này, căn nhà của bạn vừa được nâng tầm giá trị thẩm mỹ mà còn đặc biệt tiết kiệm diện tích do cầu thang đóng vai trò như một vách ngăn giữa hai phòng.
+ Kiểu dáng cầu thang cũng là yếu tố được quan tâm khi thiết kế cầu thang nhà ống. Tùy theo sở thích của gia chủ để thiết kế cầu thang, tuy nhiên cũng cần đảm bảo nó phù hợp với không gian gia đình và các đồ dùng nội thất bên trong.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm thiết kế phòng khách có cầu thang siêu đẹp
2. Những mẫu thiết kế cầu thang giữa nhà ấn tượng nhất
WEDO xin chia sẻ với quý độc giả những mẫu thiết kế cầu thang được ưa chuộng nhất hiện nay:
Cầu thang đặt giữa nhà có tiểu cảnh
Theo phong thủy, khu vực cầu thang tại giữa nhà mang lại sát khí tương đối mạnh. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Nhiều gia đình đã tận dụng góc chết này để bài trí thi công tiểu cảnh trong nhà. Với mong muốn tạo không gian rộng rãi hơn và tránh bụi bặm, ẩm mốc gây mất thẩm mỹ.
Thiết kế cầu thang chữ L
Cầu thang giữa nhà chữ L có khả năng tạo ra một nét thẩm mỹ khác lạ cho căn nhà. Cầu thang đổi chiều 90 độ này mang đến nhiều cảm hứng thiết kế, tạo cho căn nhà của bạn sự ấn tượng và độc đáo riêng như: tận dụng được khoảng không gian trống dưới chân cầu thang để trang trí (để kệ tivi, giá sách, tiểu cảnh, tủ rượu…) hoặc làm kho chứa đồ.
Thiết kế cầu thang xoắn ốc
Cầu thang xoắn ốc là một dạng cầu thang có các bậc cấp từ dưới lên trên xoay quanh 1 trục có phương thẳng đứng. Còn khi chúng ta nhìn từ trên cao xuống thì sẽ có hình dạng như một con ốc vặn. Cầu thang hình xoắn ốc được làm từ nhiều các vật liệu khác nhau như gỗ, inox, bê tông, sắt…
Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại, không có vị trí nào là duy nhất và chính xác cho cầu thang. Thay vào đó, cầu thang được bố trí xoay quanh lối sống và thói quen sinh hoạt của gia đình, đề cao chức năng hơn hình thức. Theo đó, nhiều gia đình thích thiết kế không gian mở. Vị trí cầu thang vì thế cũng được giải phóng theo cách đơn giản hơn. Do đó cách đặt cầu thang tại vị trí giữa nhà sao cho mang đến tài lộc và may mắn tùy thuộc vào quan điểm của bạn là truyền thống hay hiện đại – một quan điểm đáng để dành thời gian tham khảo và cân nhắc.
Trên đây là những lưu ý và cách bố trí cầu thang giữa nhà hợp lý và ấn tượng nhất. Nếu có nhu cầu thiết kế – thi công nội thất, đừng quên liên hệ với WEDO thông qua form liên hệ ngay dưới bài viết này để được tư vấn bởi các KTS dày dặn kinh nghiệm.