WEDO Cách cúng mở móng nhà và chuẩn bị mâm cúng đầy đủ nhất 2024

Cách cúng mở móng nhà và chuẩn bị mâm cúng đầy đủ nhất 2024

Bạn đang chuẩn bị khởi công xây nhà mà chưa biết cách cúng mở móng nhà ra sao? Trong bài viết này, hãy cùng WEDO tham khảo cách cúng mở móng nhà, đảm bảo đúng tiến trình và tiết kiệm chi phí trong quá trình chuẩn bị.

Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng hãy liên hệ với WEDO hoặc gọi đến số Hotline: 093 889 6767 - 083 889 6767.
Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng hãy liên hệ với WEDO hoặc gọi đến số Hotline: 093 889 6767 – 083 889 6767.

Cúng mở móng nhà là gì?

Cúng mở móng nhà hay còn gọi là cúng đổ móng, là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa xây dựng nhà cửa của người Việt Nam. Nghi lễ này áp dụng đối với mọi loại nhà, ví dụ thiết kế nhà mái thái 2 tầng. Đây cũng là một cách thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên và các vị thần linh. Nghi lễ này mang một ý nghĩa sâu sắc và có sự kết nối mật thiết với tín ngưỡng dân gian, phong thủy và lòng tin của người dân.

Bên cạnh đó, lễ cúng mở móng nhà còn là một dịp để gắn kết các thành viên trong gia đình. Trong ngày này, mọi người thường tụ họp lại, cùng nhau chuẩn bị mâm cúng, tham gia vào các nghi thức và chia sẻ niềm vui, hy vọng về ngôi nhà mới. Chính sự đoàn kết này giúp tạo ra một không khí ấm áp, thân thiện và là một bước khởi đầu tốt đẹp, mang lại năng lượng tích cực cho ngôi nhà.

cách cúng mở móng nhà
Tham khảo cách cúng mở móng nhà đúng cách để khởi đầu suôn sẻ

Hơn nữa, việc tổ chức lễ cúng mở móng nhà cũng phản ánh sự kính trọng đối với truyền thống và tín ngưỡng dân gian. Đây là cách để các thế hệ sau hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa, phong tục tập quán mà ông cha ta đã truyền lại. Từ đó, giúp bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc trong cuộc sống hiện đại.

Tại sao cần cúng mở móng nhà?

Trước hết, cúng mở móng nhà nhằm xin phép Thổ Địa, vị thần cai quản mảnh đất, và các vong linh đang cư ngụ nơi đây. Người Việt tin rằng đất đai có linh hồn, và mỗi mảnh đất đều có vị thần Thổ Địa trông nom. Khi khởi công xây dựng, việc cúng bái là cách thể hiện sự tôn kính, xin phép thần linh và các vong linh chuyển đến nơi khác, tránh xung đột, gây phiền hà trong quá trình xây dựng.

Thứ hai, cúng mở móng nhà còn là cách để cầu mong sự bảo trợ, che chở từ các vị thần, mang lại sự bình an và thuận lợi cho gia chủ. Nghi thức này giúp gia chủ yên tâm, tin tưởng vào việc xây dựng sẽ diễn ra suôn sẻ, không gặp trắc trở hay tai nạn. Ngoài ra, việc cúng bái còn giúp gia chủ thể hiện lòng thành kính, tôn trọng và biết ơn đối với thiên nhiên và các lực lượng siêu nhiên.

cách cúng mở móng nhà
Mỗi đơn vị nhà thầu sẽ có cách cúng mở móng nhà khác nhau

Thứ ba, lễ cúng mở móng nhà còn gắn liền với yếu tố phong thủy. Phong thủy là khoa học về sự cân bằng năng lượng, và việc cúng bái đúng nghi thức, chọn ngày giờ, hướng nhà ống 1 tầng phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa năng lượng tích cực cho công trình. Điều này còn giúp gia chủ có cuộc sống an lành, hạnh phúc trong ngôi nhà mới.

Cuối cùng, cúng mở móng nhà còn thể hiện nét đẹp văn hóa, truyền thống lâu đời của người Việt. Nghi thức này là sự kết nối giữa gia đình, cộng đồng và thiên nhiên, tạo nên một nền tảng vững chắc về mặt tinh thần cho công trình mới.

Cách cúng mở móng nhà đầy đủ các bước

Lựa ngày lành tháng tốt

Theo phong thủy, ngày giờ tốt phải phù hợp với tuổi của gia chủ. Những người gặp năm Kim Lâu và Hoang Ốc không nên tự mình khởi công xây dựng. Trong trường hợp này, họ cần mượn tuổi người khác để đại diện thực hiện nghi thức động thổ. Người đại diện này sẽ thay gia chủ khấn vái, và gia chủ phải tạm lánh xa khỏi khu vực xây dựng ít nhất 50m. Chỉ sau khi hoàn tất nghi thức, gia chủ mới được trở lại.

cách cúng mở móng nhà
Cách cúng mở móng nhà gồm 4 bước chính

Một số nguyên tắc cơ bản cần tuân theo khi chọn ngày lành:

  • Ngày Can Sinh Chi (Đại Cát): Đây là những ngày mang lại nhiều may mắn.
  • Ngày Chi Sinh Can (Tiểu Cát): Tuy không bằng Đại Cát nhưng vẫn tốt đẹp.
  • Tránh các ngày xấu: Như ngày Hắc đạo, Sát chủ, Trùng tang, Trùng phục…

Sắm đồ lễ cho cúng mở móng nhà

Mâm cúng động thổ thể hiện sự chỉnh chu và thành tâm của gia chủ, đồng thời là sự kính trọng đối với các vị thổ thần và các vong linh đã khuất. Lễ vật trong mâm cúng có thể khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế và phong tục từng vùng miền.

Chuẩn bị bài văn khấn chuẩn chỉnh

Trước khi tiến hành lễ cúng, gia chủ cần chuẩn bị một bài văn khấn đúng chuẩn. Bài văn khấn này sẽ được đọc trong suốt quá trình cúng để cầu xin sự che chở và bảo vệ từ các vị thần và vong linh. Đây là một bước quan trọng không thể thiếu, giúp gia chủ truyền đạt mong muốn và lòng thành của mình.

cách cúng mở móng nhà
Mâm cúng động thổ thể hiện sự chỉnh chu và thành tâm của gia chủ

Tiến hành cúng mở móng nhà theo kế hoạch

  1. Bày biện lễ vật: Sắp xếp lễ vật lên bàn cúng đặt ở giữa khu đất chuẩn bị thi công. Nên chọn vị trí cao ráo và đẹp nhất để đặt bàn cúng.
  2. Đốt đèn cầy và thắp nhang: Đốt hai cây đèn cầy và thắp 7 cây nhang cho nam, 9 cây nhang cho nữ. Cắm 3 cây nhang trên mâm cúng, 3 cây nhang dưới đất và cầm 1 cây nhang (3 cây với nữ). Gia chủ mặc quần áo chỉnh tề, thắp nhang vái 4 phương 8 hướng rồi quay vào mâm lễ và bắt đầu khấn.
  3. Đọc bài văn khấn: Đọc bài văn khấn đã chuẩn bị để cầu xin sự may mắn, che chở từ các vị thần và sự hòa thuận từ các vong linh.
  4. Hóa vàng và rải muối gạo: Sau khi cúng xong và hương gần tàn, gia chủ hóa tiền vàng và rải muối gạo quanh khu đất.
  5. Cuốc những nhát đầu tiên: Gia chủ tự tay cuốc những nhát đầu tiên hoặc đặt viên gạch đầu tiên vào vị trí định đào móng. Viên gạch này không được thay đổi vị trí trong quá trình thi công.
  6. Kết thúc nghi thức: Sau khi nhang tàn, gia chủ đổ các chén rượu, rải bánh kẹo, gạo, muối ra công trình. Hoa cúng cắm xuống đất, 3 hũ muối, gạo, nước giữ lại để đặt vào bếp và nơi thờ Táo Quân khi nhập trạch.

Qua các bước trên, gia chủ đã hoàn tất lễ cúng mở móng nhà một cách đầy đủ và trang trọng, đảm bảo sự bình an và thuận lợi cho công trình từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành.

cách cúng mở móng nhà
Sắp xếp lễ vật lên bàn cúng đặt ở giữa khu đất chuẩn bị thi công

Cúng mở móng cần những gì? Mâm cúng mở móng nhà

Tùy theo điều kiện kinh tế, tín ngưỡng và phong thủy, mỗi gia đình có thể tổ chức lễ cúng theo cách riêng. Tuy nhiên, điều quan trọng là mâm cúng phải được chuẩn bị tỉ mỉ và chu đáo, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự suôn sẻ trong quá trình xây dựng.

Dưới đây là danh sách các vật phẩm cần có trong mâm cúng mở móng nhà, mà gia chủ có thể tham khảo:

  1. Gà trống: Một con gà trống với chân vàng, mình vàng tượng trưng cho sự mạnh mẽ, phồn thịnh.
  2. Bộ tam sên: Gồm thịt lợn luộc, tôm khô và trứng vịt luộc, đại diện cho đất, nước và không khí.
  3. Đĩa xôi hoặc bánh chưng: Thể hiện sự trọn vẹn, đủ đầy.
  4. Đĩa trái cây: Gồm 5 loại quả có hình tròn, biểu tượng cho sự viên mãn, trọn vẹn.
  5. Chén gạo và chén muối: Gạo và muối là hai vật phẩm không thể thiếu, tượng trưng cho sự no đủ, bền vững.
  6. Ly nước trà, bát nước và ly rượu trắng: Tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh tịnh.
  7. Bộ quần áo Quan Thần Linh: Gồm mũ, hia và kiếm, tất cả màu đỏ, biểu thị sự bảo vệ, bình an.
  8. Đinh vàng hoa và lễ vàng tiền: Mang lại tài lộc và may mắn.
  9. Cây đèn cầy và oản đỏ: Ánh sáng và sự đỏ rực của oản mang lại sự ấm áp, thịnh vượng.
  10. Lá trầu, quả cau và hoa hồng đỏ: Tượng trưng cho sự tình yêu, gắn kết và phúc lộc.
cách cúng mở móng nhà
Tùy theo điều kiện kinh tế, tín ngưỡng và phong thủy, mỗi gia đình có thể tổ chức lễ cúng theo cách riêng.

Văn khấn cúng mở móng nhà

Văn khấn là bước thứ 3 trong cách cúng mở móng nhà. Gia chủ có thể tham khảo văn khúng dưới đây hoặc biến tấu để phù hợp với gia đình, mục đích kinh doanh.

cách cúng mở móng nhà

Những lưu ý cần biết khi tham khảo cách cúng mở móng nhà

Khi tiến hành cách cúng mở móng nhà, gia chủ cần phải chú ý nhiều yếu tố để đảm bảo sự suôn sẻ và mang lại may mắn cho ngôi nhà mới. Trước hết, gia chủ nên tránh xây nhà vào các năm tuổi hạn như Kim Lâu, Hoang Ốc và không nên tổ chức lễ cúng vào những ngày xấu như Hắc đạo, kiếp sát, trùng tang, trùng tu. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh và tài lộc của gia đình.

Gia chủ cần chuẩn bị lễ vật cúng một cách cẩn thận và sắp xếp chúng trên một chiếc bàn nhỏ, đặt ở vị trí tốt nhất ở giữa khu đất động thổ. Lễ vật bao gồm 2 cây đèn cầy, 7 cây nhang nếu gia chủ là nam và 9 cây nhang nếu gia chủ là nữ. Sau đó, cắm 3 cây nhang trên mâm cúng, 3 cây dưới đất, và 1 cây (hoặc 3 cây đối với phụ nữ) vào những vị trí thích hợp để thể hiện sự thành kính.

Cách cũng mở móng xây nhà
Khi tiến hành nghi lễ cúng mở móng nhà, gia chủ cần phải chú ý nhiều yếu tố để đảm bảo sự suôn sẻ và mang lại may mắn cho ngôi nhà mới

>>> Xem thêm: Cách bố trí phong thủy cho nhà hướng Tây Bắc tự mở cung tài lộc

https://wedo.vn/lien-he-wedo/

Đặc biệt, sau lễ cúng, gia chủ cần lưu ý những điều sau:

  • Ba ly muối – gạo – nước nên cất đi để khi nhập trạch, sẽ đặt ở bếp nơi thờ ông Táo, tượng trưng cho sự no đủ và hạnh phúc.
  • Hoa thờ cúng không nên mang về nhà để tránh xui xẻo.
  • Nếu ngôi nhà đang xây có nhiều tầng, mỗi khi đổ mái để lên lầu, gia chủ cũng cần sắm lễ cúng để cầu mong sự bảo vệ và an lành.

Mỗi gia chủ sẽ có các cách cúng mở móng nhà khác nhau, tùy vào tín ngưỡng và nhu cầu cá nhân. Những thông tin được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm đơn vị nhà thầu uy tín để được chỗ trợ tất tần tật trong quá trình hiện thực hóa ngôi nhà trong mơ của mình.

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:

    Bạn ở đâu Miền BắcMiền NamMiền Trung

    Tên của bạn

    Địa chỉ Email

    Số điện thoại

    Tiêu đề

    Nội dung yêu cầu

    SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

    chủ đề liên quan
    bài viết liên quan
    fanpage zalo Call Hotline Wedo