Căn bếp gia đình là nơi thắp lên ngọn lửa sưởi ấm trái tim mọi người, gìn giữ hạnh phúc gia đình tròn vẹn, bền lâu. Vì vậy, việc chăm chút cho không gian này được gia chủ cực kỳ chú trọng. Bên cạnh xu hướng thiết kế nhà 2 tầng khép kín đang được ưa chuộng, nhiều gia chủ ở nông thôn hay chủ nhà sở hữu quỹ đất rộng vẫn muốn tách biệt khu bếp với nhà chính để đảm bảo không gian thoáng đãng hơn. Có nên xây nhà 2 tầng có bếp riêng không? Mời Quý gia chủ đón đọc bài viết hôm nay để đưa ra lựa chọn chính xác cho mình.
MỤC LỤC
Thiết kế nhà 2 tầng có bếp riêng có ưu điểm gì?
Nhà 2 tầng xây dựng hệ thống bếp riêng nhằm gia tăng diện tích sử dụng một cách thoải mái, tạo ra không gian rộng thoáng giúp người đứng bếp dễ dàng di chuyển, nấu nướng. Không chỉ vậy, bếp tách riêng với nhà ở còn tạo thêm nhiều khoảng không gian lưu trữ đồ đạc bằng cách sắp xếp các vật dụng nội thất như ngăn kéo, hộc tủ chứa đồ. Nhà bếp vì vậy mà sẽ luôn gọn gàng, đảm bảo sự ngăn nắp, thoáng đãng cần thiết.
Đặc biệt, khi thiết kế nhà ở với bếp riêng biệt, gia chủ còn có thể thỏa thích chọn lựa phong cách thiết kế mà mình yêu thích, mà vẫn không mất đi sự rộng rãi, thoải mái. Bằng việc tô điểm bếp bằng style thiết kế ưng ý, bạn sẽ sở hữu nhà bếp đẹp mắt, ấn tượng, mang đậm dấu ấn cá nhân. Từ đó mang lại cảm hứng nấu nướng tuyệt vời, thỏa sức sáng tạo nên những món ăn hấp dẫn chiêu đãi cả nhà.
Không gian bếp tách riêng của nhà 2 tầng nếu được thiết kế mở sẽ mang đến sự linh động, tiết kiệm ngân sách và chi phí xây dựng. Một điều cực kỳ đặc biệt nữa là, gian bếp riêng giúp ngôi nhà giữ được nét truyền thống của gian bếp xưa, những giá trị văn hóa từ cội nguồn mà trong cuộc sống hiện đại ngày nay đang dần trở nên phai nhạt.
>> Xem thêm: Cách đặt hướng bếp tuổi Đinh Mão 1987 hút tài hút lộc
Lưu ý quan trọng khi xây nhà 2 tầng có bếp riêng
Bố trí khoảng trống hài hòa, hợp lý
Ưu điểm lớn của căn bếp tách biệt là diện tích quy hoạch lớn, đem lại khoảng diện tích thoáng đãng. Chính vì thế mà nhiều gia chủ khi lựa chọn thiết kế này thường không tận dụng hết được diện tích sử dụng của phòng bếp, bỏ quên khoảng trống cần thiết. Đây sẽ là phần diện tích hợp lý để bạn bố trí, sắp xếp đồ dùng nội thất.
Điều này vừa tạo nên một căn bếp tiện nghi, đủ đầy, vừa có dư diện tích để bạn đặt để đồ đạc khoa học, hợp lý. Chẳng hạn như bạn có thể hoàn toàn tận dụng vị trí khuất lấp sau cánh cửa hay những góc tường xấu để bố trí đồ đạc vào đó.
Bên cạnh đó, bếp là không gian nấu nướng nên rất dễ ám mùi. Nếu căn bếp của bạn lộn xộn, đồ đạc nằm ở vị trí lung tung cũng khiến không gian này càng thêm chật, bí bách, khó chịu. Khi không gian phòng bếp rộng rãi cũng sẽ giúp mùi được phân tán nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.
Tận dụng tối đa ánh sáng
Ánh sáng chính là yếu tố cực kỳ quan trọng khi xây dựng, thiết kế nhà ở. Nhất là khu vực bếp riêng lại càng cần chú trọng tới hệ thống ánh sáng. Căn bếp phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng để hoạt động nấu ăn hàng ngày được diễn ra thuận tiện. Đối với ánh sáng tự nhiên, thay vì xây dựng các bức tường bê tông kín đặc, bạn hãy thay thế một phần bê tông bằng tường kính hay cửa sổ kính lớn. Ánh sáng mặt trời sẽ len lỏi theo lớp kính trong suốt đi vào bên trong căn bếp, đồng thời chúng cũng có tác dụng hạn chế ám ùi khi nấu ăn.
Còn đối với ánh sáng nhân tạo, bạn có thể lắp đặt các loại đèn chiếu sáng đẹp mắt để vừa thắp sáng gian bếp vừa tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi. Một lời khuyên dành cho bạn đó là không nên sử dụng quá 3 loại đèn chiếu sáng trong cùng 1 không gian. Bởi điều này dễ gây ra rối loạn thị giác, khiến nhà bếp bị mất thẩm mỹ. Hãy ưu tiên ánh sáng vàng nhẹ dịu, đây sẽ là gam màu dễ chịu nhất giúp bạn và gia đình luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi ở trong căn bếp nhỏ.
Lưu ý hệ thống thông gió, khử mùi khi xây nhà 2 tầng có bếp riêng
Tuy xây nhà bếp riêng thoáng đãng nhưng tại không gian này vẫn cần trang bị hệ thống thông gió, máy hút mùi để đảm bảo căn bếp luôn sạch sẽ, thơm tho, hạn chế bị ám mùi thức ăn, thực phẩm. Người nội trợ sẽ luôn vui vẻ với công việc nấu nướng hàng ngày của mình.
Bố trí nhà bếp hợp phong thủy
Phong thủy nhà bếp luôn là vấn đề được các gia đình quan tâm và tìm hiểu. Việc xây dựng và bố trí phòng bếp như thế nào cho hợp phong thủy là điều rất cần thiết.
Vị trí đặt bếp chuẩn phong thủy
Trước tiên, xét về phong thủy thì vị trí tốt nhất cho phòng bếp là hướng Đông Nam, Đông và góc hướng Nam. Yếu tố sạch sẽ, gọn gàng và giữ phòng bếp luôn thoáng đãng, mát mẻ là rất cần thiết để mang đến cho gia chủ sự sung túc và sức khỏe. Chính điều này đã tạo điều kiện cho nguồn năng lượng tốt được lưu thông thuận lợi.
Bạn có thể treo một vài bức tranh phong cảnh ở phòng bếp, như vậy người nấu sẽ cảm thấy yên bình và dễ chịu. Tất cả dao và kéo nên được cất giữ sao cho các đầu nhọn quay xuống dưới hoặc khuất tầm mắt.
Hãy chú ý đến tam giác chậu rửa – bếp – tủ lạnh.
Không để sau bếp là khoảng trống.
Màu sắc phòng bếp
Màu sắc của nhà bếp rất quan trọng. Do vậy, gia chủ cần chọn lựa đồ vật có màu sắc thích hợp để nhà bếp luôn mang năng lượng và vượng khí.
Nhà bếp trong nhà 2 tầng chữ L là nơi lưu trữ lửa vậy nên nhà bếp rất mạnh về yếu tố Hỏa. Do đó, chọn màu sơn nhà bếp nên chọn thuộc tính Mộc như xanh, xanh tím. Gam màu này vừa nhẹ nhàng, tươi mát, vừa giúp thúc đẩy tương sinh cho gian bếp. Ngoài ra, màu trắng và màu ghi cũng là màu rất thích hợp với không gian nhà bếp.
Nếu chủ nhà yêu thích các gam màu như nâu đất, be, vàng,… Đây là những tone màu thuộc nhóm màu trung tính cũng có thể sử dụng để sơn cho nhà bếp. Theo quan niệm phong thủy nhà ở, đây là những màu mang đến sự bền vững, ổn định, giúp bếp lúc nào cũng có cảm giác ấm áp và sung túc.
Tổng hợp các mẫu nhà 2 tầng có bếp riêng đẹp tuyệt vời
Mời bạn tham khảo ngay các mẫu nhà 2 tầng cực đẹp thiết kế bếp tách rời nhà chính ngay sau đây:
Hy vọng những mẫu nhà 2 tầng có bếp riêng chúng tôi gửi đến bạn trên đây đã giúp Quý gia chủ khơi gợi cảm hứng tuyệt vời cho công trình tương lai. Nếu bạn mong muốn sở hữu thiết kế hoàn hảo như trên, hãy liên hệ ngay WEDO theo Hotline 09 38 89 6767 để nhận tư vấn tận tình.