Nhà vệ sinh tuy là công trình phụ, tuy nhiên lại có vai trò và chức năng vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy kích thước nhà vệ sinh nên thiết kế bao nhiêu là chuẩn và có cần chú trọng đến các yếu tố phong thủy khi thiết kế nhà vệ sinh hay không?
Toàn bộ những thông tin này sẽ được chúng tôi giải đáp trong phạm vi bài viết ngắn này, kính mời quý bạn đọc cùng quý khản giả cùng đón đọc.
MỤC LỤC
Lý giải tạo sao nên xây dựng nhà vệ sinh đúng chuẩn kích thước
Việc xây dựng nhà vệ sinh đúng chuẩn kích thước nhà vệ sinh sẽ đem đến nhiều lợi ích, cụ thể như:
1.Góp phần đảm bảo các thông số kiến trúc cân đối và khoa học
Nhà vệ sinh được biết đến với chức năng giải quyết những nhu cầu cá nhân của con người. Có thể thiết kế nhà vệ sinh khép kín hoặc xây nhà vệ sinh chung. Lúc đó nhà vệ sinh không chỉ đảm nhận chức năng sinh hoạt cá nhân, mà nó còn là nơi thể hiện tính thẩm mĩ, khối không gian chung, sao cho cân đối với tổng thể không gian của ngôi nhà.
2. Là nơi giải tỏa căng thẳng và lấy lại năng lượng
Chức năng không trực tiếp nhu chiếc giường với căn phòng ngủ ấm cúng, nhà vệ sinh là nơi bạn thư giản đầu óc, ngâm mình trong bồn nước nóng để xua tan đi những mệt mỏi và căng thẳng của 1 ngày, qua đó lấy lại năng lượng cuộc sống.
Chính vì thế diện tích nhà vệ sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến không gian sử dụng, không nên thiết kế quá chật chội sẽ vô hình chung tạo nên sự bí bách.
3. Là nơi có ý nghĩa phong thủy quan trọng có thể tán gia bại sản nếu thiết kế sai
Nhà vệ sinh là không gian ẩm ướt, chứa nhiều tạp khí, nếu thiết kế nhà vệ sinh không đúng vị trí và chuẩn kích thước, không thông thoáng thì sẽ khiến cho năng lượng xấu từ nhà vệ sinh phát tán và lan tỏa sang các không gian khác.
Việc chú ý đến diện tích và vị trí đặt nhà vệ sinh có ý nghĩa phong thủy quan trọng, cho nên bạn không nên lơ là.
Diện tích nhà vệ sinh tối thiểu hiện nay là bao nhiêu
Nhà vệ sinh gia đình
Diện tích tối thiểu
Kích thước nhà vệ sinh tối thiểu thường dùng cho gia đình, phòng trọ, ít nhất là từ 2,5m đến 3m. Vị trí tiết kiệm này thường thường xây tận dụng dưới chân cầu thang hoặc phía cuối nhà. Với diện tích nhỏ như thế này, bố cục nội thất cơ bản chỉ gồm bồn cầu, lavabo, vòi tắm hoa sen.
Diện tích vừa
Diện tích nhà vệ sinh vừa có khối diện tích từ 4m đến 6m. Diện tích này thường dụng cho nhiều gia đình có nhu cầu sử dụng đơn giản, cơ bản và chú trọng đến sự thoải mái.
Diện tích lớn
Nhà vệ sinh có kích thước lớn thường có diện tích từ 10m2 đến 11m2. Diện tích lớn bạn có thể bài trí nội thất đầy đủ hơn với nhiều đồ nội thất như phòng tắm đứng, bồn tắm, cây xanh, tranh ảnh, tủ đựng đồ, … Với không gian nhà vệ sinh rộng rãi, chắc chắn sẽ hứa hẹn cho gia đình bạn một không gian sinh hoạt khoa học.
Kích thước nhà vệ sinh công cộng
Nhà vệ sinh công cộng có kích thước chuẩn từ 2m2 đến 3m2. Trong đó diện tích buồng vệ sinh tiêu chuẩn cho nhà vệ sinh nam và nữ hiện nay tối thiểu là 2.5m2.
Nhà vệ sinh công công có chiều cao trần khoảng 220cm, khoảng cách sàn và bồn rửa là 82cm đến 85cm.
Thông số kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn gia đình
Bạn nên quan tâm đến các thông số kích thước liên quan đến nhà vệ sinh, bới nó có ảnh hưởng đến tổng thể chung của không gian và tác động đến kinh phí đầu tư.
Thứ nhất: cửa nhà vệ sinh: kích thước tiêu chuẩn của nhà vệ sinh có chiều cao và chiều rộng tương ứng là 1.9m x 0.68m, 2.1m x 0.82m, 2.3m x 1.02m
Thứ hai: Gạch ốp tường của nhà vệ sinh kích thước tiêu chuẩn thường sử dụng loại 20cm x 20cm hoặc 20cm x 30cm
Thứ ba: gạch lát nền của nhà vệ sinh kích thước tiêu chuẩn có thông số 20cm x 20cm, họa tiết phụ thuộc vào sở thích và phong cách của gia chủ
Thứ tư: Chiều cao tối thiếu của trần nhà vệ sinh là từ 2.2m trở lên
Thứ năm: Chiều cao tối thiểu từ sàn tới chậu rửa mặt từ 82cm đến 85cm
Thứ sáu: Chiều cao của vòi sen từ 75cm đến 80cm
Thứ bảy: Chiều cao của bát sen từ 170cm đến 175cm
Thứ tám: Chiều cao của mắc áo từ 165cm đến 170cm
Thứ 9: Nhà vệ sinh phải có hệ thống quạt thông gió để đảm bảo thoáng khí
Những lưu ý cần chú ý khi chọn kích thước và thiết kế nhà vệ sinh
Không nên đặt nhà vệ sinh ở trên phòng ngủ của tầng dưới, điều này sẽ ảnh hướng nghiêm trọng đến sức khỏe của gia chủ
Tránh bồn cầu cùng hướng nhà vì như vậy sẽ ảnh hướng đến sức khỏe và vận may của gia chủ
Không để nước rò rỉ trong nhà vệ sinh, vừa mất thẩm mĩ vừa khiên tài lộc trong nhà thất thoát ra ngoài
Cửa nhà vệ sinh không nên đối diện với cửa chính vì sẽ ảnh hưởng đến đường dẫn khí vào nhà
Cửa nhà vệ sinh tránh đối diện với cửa bếp bởi bếp là nơi đun nấu, chế biến thức ăn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều uế tạp, nếu thiết kế cửa bếp gần với nhà vệ sinh sẽ không đảm bảo cho sức khỏe.
Cửa chính hoặc cửa nhà vệ sinh không nên đặt đối diện với phòng ngủ, sẽ khiến cho giấc ngủ không ngon giấc.
Vị trí đặt nhà vệ sinh nên đặt ở cuối hướng gió và phải kín đáo nhưng dễ tìm. Nếu có hành lang thì nên đặt nhà vệ sinh bên cạnh hành lang, không nên để cuối hành lang sẽ tạo độ sâu và khó tìm.
Không thiết kế nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà hoặc phòng ngủ, không tốt cho việc sinh khí còn khiến gia chủ nhiễm bệnh về đường tiết niệu
Kỵ nhà tắm kín, không có cửa sổ hay chỗ thông khí. Bởi độ ẩm trong nhà tắm lớn, thiết kế kín làm khí bị ứ đọng, khó lưu thông.
Gương treo trong nhà vệ sinh không nên thiết kế chiếu thẳng vào bồn cầu cũng như các thiết bị trong nhà vệ sinh, vì sẽ tạo sự không thoải mái, dễ tạo ảo ảnh.
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, nếu như tránh được những kiêng kỵ này thì bạn hoàn toàn có thể có một không gian sống và sinh hoạt khoa học, đảm bảo an toàn và giàu tính thẩm mĩ cao.