WEDO Hướng dẫn chuẩn bị lễ đổ mái tầng 2

Hướng dẫn chuẩn bị lễ đổ mái tầng 2

Lễ đổ mái tầng 2 là một nghi thức quan trọng trong xây dựng, không chỉ đánh dấu bước tiến mới mà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp gia chủ thu hút tài lộc và may mắn. Việc chuẩn bị lễ chu đáo và đúng quy trình sẽ giúp đảm bảo an toàn cho công trình, đồng thời mang lại sự bình an và thuận lợi cho cuộc sống gia đình. Hãy cùng WEDO tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Lễ cúng đổ mái nhà là gì? Ý nghĩa của lễ đổ mái nhà

Lễ đổ mái nhà (Cất nóc nhà) hay còn được gọi là lễ Thượng Lương, đây là một nghi lễ được thực hiện vào ngày chuẩn bị đổ bê tông cho sàn mái của công trình. Lễ cúng này được dân gian ta thực hiện nhằm mục đích mong muốn cho quá trình xây dựng được diễn ra hanh thông, đồng thời tránh những rủi ro bất trắc có thể xảy ra như thiên tai, lũ lụt. Lễ cất nóc còn được coi là dịp để gia chủ cầu mong các vị thần linh phù hộ để có cuộc sống an lành, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn khi sống trong căn nhà mới tương lai.

Ngoài ra, việc lựa chọn ngày thực hiện lễ cất nóc được coi là điều quan trọng để đảm bảo vượng khí và những điều tốt lành cho gia chủ. Theo lịch âm, những ngày đẹp để cất nóc thường rơi vào các ngày 1, 2, 3, 4, 6, 10, 12, 15, 16, 17, 20, 24, 26, 28 và 30. Tuy nhiên, tùy theo tuổi của gia chủ mà sẽ phù hợp với ngày đẹp khác nhau. 

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, việc chuẩn bị và thực hiện lễ cúng đổ mái nhà tầng 2 là không thể thiếu. Dù thời thế thay đổi, nhiều nghi lễ trong quá trình xây dựng nhà ở đã không còn được tổ chức nhưng làm lễ đổ mái nhà là một việc bắt buộc.

Chuẩn bị lễ đỗ mái tầng 2

Chuẩn bị lễ đổ mái tầng 2

Tùy theo phong tục từng vùng miền sẽ có sự chuẩn bị lễ đổ mái tầng 2 khác nhau. Theo chia sẻ của các chuyên gia, thông thường mâm lễ cúng cất nóc nhà bao gồm:

– Một con gà, một đĩa xôi/bánh chưng, mỗi đĩa muối

– Một bát gạo, một bát nước

– Nửa lít rượu trắng, bao thuốc, lạng chè

– Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.

– Một bộ đinh vàng hoa, năm lễ vàng tiền.

– Năm cái oản đỏ, năm lá trầu, năm quả cau

– Năm quả tròn, chín bông hoa hồng đỏ

Tùy thuộc vào vùng miền, có thể có sự thay đổi, thêm hoặc bớt về các lễ vật cần chuẩn bị. Tuy nhiên, nhìn chung mâm cúng lễ đổ mái nhà thường có cả món mặn và món chay. Trong quá trình chuẩn bị mâm cúng, bạn không cần sắm quá nhiều lễ vật mà chủ yếu cần phải đảm bảo tính chu đáo, tươm tất, đẹp mắt và trang nghiêm để quá trình làm lễ diễn ra thành công nhất.

Đồ lễ cúng đổ mái tầng 2

Quy trình tiến hành lễ đổ mái nhà chuẩn nhất

Sau khi đã chuẩn bị đầy lễ cúng, bạn có thể tham khảo trình tự tiến hành lễ đổ mái sau dây:

– Bước 1 – Chọn ngày giờ đẹp để làm lễ: Trước khi bắt đầu làm lễ cúng đổ mái nhà bạn nên lựa chọn ngày giờ hoàng đạo, hợp tuổi để tổ chức lễ cúng. Nếu không tự xác định được ngày giờ đẹp nhất cho mình, bạn có thể tham khảo các chuyên gia phong thủy hoặc các thày để tìm ra thời gian làm lễ cất nóc phù hợp.

– Bước 2 – Tìm vị trí đặt ban thờ: Nếu làm lễ cất nóc cho nhà ở, bạn hãy chuẩn bị một mâm lễ trên ban thờ gia tiên trong nhà và một mâm cúng ngoài trời. Với lễ cất nóc công trình xây mới hoàn toàn, ban thờ sẽ được đặt ở ngoài trời trên một cái ghế cao.

– Bước 3 – Sắp đồ và bày lễ: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ đổ mái tầng 2, cần sắp đồ và bày lễ một cách tươm tất, trang trọng lên ban thờ. Cần đảm bảo chuẩn bị đủ số lượng lễ vật cần thiết trên mâm cúng, tuyệt đối tránh tình trạng bị thiếu đồ khi hành lễ.

– Bước 4 – Thắp nhang và tiến hành lễ: Người chủ lễ (thường là gia chủ) sẽ tiến hành đốt và thắp hương trên mâm lễ, nghi lễ cúng có thể do thầy cúng hoặc chủ nhà tự thực hiện.

– Bước 5 – Hạ lễ: Sau khi hành lễ xong và hương đã cháy hết, gia chủ khấn xin lễ và thực hiện hạ lễ xuống.

– Bước 6 – Thủ tục sau lễ: Gia chủ thực hiện hóa vàng, mời các thành viên thụ lễ và tiến hành đổ mái nhà.

Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng động thổ

Quy trình thực hiện lễ đổ mái tầng 2

Bài văn khấn đổ mái nhà tầng 2

Hiện nay, có rất nhiều phiên bản bài văn khấn đổ mái nhà khác nhau để gia chủ  tìm đọc. Các bài văn phấn đổ mái nhà này đều có nội dung tương tự nhau đó là kính cáo chư vị linh thần cho phép được cất nóc làm nhà, và gia hộ độ trì cho gia chủ công việc hanh thông, chủ – thợ đôi bên an lành

Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy quan Đương niên.

– Con kính lạy các tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………….
Ngụ tại:…………………….
Hôm nay là ngày ……….. tháng ………….. năm ………….
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, lá trầu quả cau, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được khởi công động thổ (đổ móng, cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm…)

Tín chủ con thành tâm kính mời:

Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.
Ngài Định phúc Táo quân.

Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật

Những lưu ý khi thực hiện lễ đổ mái nhà tầng 2

Khi thực hiện lễ cúng đổ mái nhà và cất nóc, bạn nên lưu ý một số điều sau để đảm bảo sự trang trọng và giúp nghi lễ được thực hiện thành công:

– Tránh cho trẻ nhỏ đến gần gây xô lệch, làm đổ mâm lễ trong quá trình cất nóc. Điều này giúp bảo đảm tính trang trọng và tôn nghiêm khi làm lễ đổ mái nhà, cất nóc nhà.

– Gia chủ nên kiểm tra dự báo thời tiết vài ngày trước khi thực hiện lễ (bởi lễ cất nóc nhà phải được làm ngoài trời). Bạn nên tránh những ngày có khả năng mưa để đảm bảo việc thực hiện nghi lễ diễn ra thuận lợi nhất.

– Gia chủ có thể mượn tuổi xây nhà người khác trong trường hợp đang gặp năm hạn không thể làm chủ lễ cất nóc được. Việc mượn tuổi phù hợp sẽ giúp gia đình tránh các điềm xui, gặp được nhiều may mắn khi chuyển sang sống trong nhà mới.

Lễ đổ mái tầng 3 không chỉ là một bước quan trọng trong thi công mà còn mang ý nghĩa tinh thần và phong thủy sâu sắc. Khi thực hiện đúng cách, nghi thức này sẽ giúp gia chủ đảm bảo an toàn cho công trình, đồng thời thu hút tài lộc, may mắn và sự bình an cho gia đình. Do đó, bạn hãy chuẩn bị chu đáo và cẩn thận từng bước để lễ đổ mái không chỉ thành công mà còn mang lại những giá trị tốt đẹp lâu dài cho cuộc sống của bạn.

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:

    Bạn ở đâu Miền BắcMiền NamMiền Trung

    Tên của bạn

    Địa chỉ Email

    Số điện thoại

    Tiêu đề

    Nội dung yêu cầu

    SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

    chủ đề liên quan
    bài viết liên quan
    fanpage zalo Call Hotline Wedo